+ Do cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất – chế tạo và xây dựng nên sự phát triển của ngành khai khoáng nói chung và sự phát triển của Công ty phụ thuộc rất lớn vào chu kỳ phát triển của nền kinh tế. Nhu cầu và giá bán nhiều loại khoáng sản trong đó có quặng đồng và kim loại đồng được quyết định bởi thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới, trong khi giai đoạn 2012-2014 là giai đoạn kinh tế thế giới giảm sức nóng do khủng hoảng và sau đó là phục hồi trở lại.
+ Triển vọng của ngành khoáng sản trong đó có khai thác và chế biến quặng đồng còn nhiều tiềm năng trong dài hạn, được hỗ trợ bởi sức cầu từ sự phát
triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, đặc biệt là nhân tố Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả đầu tư đang suy giảm do việc đầu tư mới chú trọng đến việc đầu tư theo chiều rộng, chưa chú trọng đầu tư theo chiều sâu, chủ yếu dừng ở việc bán trong nước hoặc xuất khẩu quặng và tinh quặng với giá trị thấp hơn nhiều giá kim loại phải nhập khẩu về.
+ Theo dự báo nhu cầu của thị trường thế giới, nhu cầu tiêu thụ đồng tinh chế vượt cung từ năm 2014, trong khi năm 2016 cũng nhìn thấy nguồn cung dư thừa do nhu cầu yếu hơn sản xuất. Mặt khác, dự báo trong tương lai gần cũng cho thấy giá kim loại cơ bản sẽ phụ thuộc vào thị trường kinh tế tại khu vực châu Á mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, trong khi nền kinh tế của Trung Quốc đang có dấu hiệu phát triển chậm lại, giá đồng thế giới chạm mức thấp nhất trong sáu năm trở lại đây là 4.481 USD/tấn hồi tháng 11/2015, nguồn cung dư thừa là hệ quả của tình trạng đầu tư khai thác ồ ạt.
+ Trong giai đoạn 2012-2014 và thời gian tới, áp lực gia tăng chi phí đầu vào là một thách thức đối không phải đối với riêng Công ty mà toàn ngành khai khoáng. Đầu vào chủ yếu của ngành khai thác khoáng sản là quyền khai thác mỏ. Ngoài ra còn có các yếu tố như xăng, dầu, điện, hóa chất, thuốc nổ và chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất.
+ Chính sách pháp luật của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, có thể tác động đến hoạt động của ngành khai khoáng và của Công ty: Luật Khoáng sản sửa đổi được thông qua tháng 12/2010 và có hiệu lực ngày 1/7/2011, quy định để được cấp phép thăm dò cũng như cấp phép khai thác khoáng sản, các doanh nghiệp và cá nhân sẽ phải thực hiện đấu giá chứ không còn hình thức xin – cho như trước. Mặt khác, Luật cũng quy định rõ hơn trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có khoáng sản trong việc đầu tư kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng, xây dựng công trình phúc lợi, bảo vệ, phục
hồi môi trường, ưu tiên sử dụng lao động địa phương... làm gia tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp.
+ Thuế tài nguyên của quặng kim loại đồng được điều chỉnh tăng lên theo từng thời kỳ, trước năm 2010, thuế suất là 7%, đến năm 2010 tăng thuế suất lên 10%, năm 2013 thuế suất tăng lên 13%, đến cuối năm 2015, thuế suất tăng lên đến 15%, làm tăng chi phí của doanh nghiệp khai khoáng.