Phân tắch thông tin doanh thu,chi phắ và kết quả kinh doanh phục vụ cho việc

Một phần của tài liệu 21_DUONG THI THANH NGA (Trang 47 - 55)

7. Kết cấu luận văn

1.4.3.Phân tắch thông tin doanh thu,chi phắ và kết quả kinh doanh phục vụ cho việc

cho việc ra quyết định

* Phân tắch mối quan hệ doanh thu, chi phắ và lợi nhuận kinh doanh

Phân tắch doanh thu, chi phắ và lợi nhuận là việc phân tắch mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố chi phắ, khối lượng hàng hóa tiêu thụ và giá bán hàng hóa nhằm giúp nhà quản trị xác định ảnh hưởng của chi phắ và khối lượng tiêu thụ đến lợi nhuận.

Một trong những tác dụng quan trọng của việc phân loại chi phắ thành chi phắ biến đổi và chi phắ cố định là giúp doanh nghiệp nhận thức được rằng sau điểm hòa

vốn cứ mỗi hàng hóa được tiêu thụ sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp thêm một giá trị đúng bằng phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phắ biến đổi của hàng hóa đó do các hàng hóa này không phải bù đắp cho phần chi phắ cố định đã được bù đắp bằng các hàng hóa hòa vốn của doanh nghiệp. Do vậy, cơ sở của phân tắch doanh thu, chi phắ và lợi nhuận là xác định điểm hòa vốn. Khi xác định điểm hòa vốn nhà quản trị có thể ra các quyết định về kế hoạch mua hàng, và bán hàng, đánh giá các phương án kinh doanh, phát triển các hàng hóa mới để doanh nghiệp đạt lợi nhuận.

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm

Các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm hay nhiều loại sản phẩm đồng chất, chúng khác nhau về khối lượng, kắch cỡ, quy cách có thể vận dụng phân tắch trong trường hợp này. Khi đó chi phắ cố định được xem là chi phắ trực tiếp cho sản xuất các sản phẩm hay nhóm sản phẩm. Ta xét những cách tiếp cận điểm hòa vốn như sau:

Xác định điểm hòa vốn thông qua phương trình

Ta có thể xác định điểm hoà vốn thông qua sản lượng sản phẩm, doanh thu hay thời gian tiêu thụ.

Theo phương pháp tắnh giá trực tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định như sau [16, tr.271]:

Lợi nhuận = Doanh thu Ờ Tổng biến phắ Ờ Tổng định phắ

Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng không do vậy ta có phương trình 1: 0 = Doanh thu Ờ Tổng biến phắ Ờ Tổng định phắ

Gọi P là giá bán đơn vị sản phẩm chưa có thuế, Q là sản lượng sản phẩm tiêu thụ, VC là biến phắ đơn vị sản phẩm, TFC là tổng định phắ, do vậy phương trình 1 có thể viết như sau:

0=QừPỜQừVCỜTFC

Q (hòa vốn) = TFC (định phắ)/ (P Ờ VC) Gọi c là lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm Q (hòa vốn) =TFC (định phắ)/ c

Trường hợp xác định doanh thu hòa vốn, ta có thể sử dụng phương trình 1. Gọi S là tổng doanh thu hòa vốn cần xác định, gọi d là tỷ lệ lợi nhuận góp sản phẩm.

Thời gian hòa vốn = Doanh số hòa vốn x Thời gian kỳ phân tắch/ Doanh thu kỳ phân tắch

Hoặc thời gian hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x Thời gian kỳ phân tắch/ Sản lượng kỳ phân tắch

- Xác định điểm hòa vốn thông qua đồ thị

Ngoài phương pháp thông qua phương trình, điểm hòa vốn có thể xác định bằng phương pháp đồ thị, có 2 cách sử dụng đ ồ thị để xác định điểm hòa vốn: Đồ thị chi phắ, sản lượng và lợi nhuận và đồ thị sản lượng và lợi nhuận.

Ta giả thiết trục hoành (0x) thể hiện sản lượng tiêu thụ, trục tung (0y) thể hiện doanh thu, chi phắ và lợi nhuận. Điểm hòa vốn là điểm giao nhau giữa đường doanh thu, chi phắ. Lợi nhuận có thể được xác định dựa vào các mức doanh thu bất kỳ trên sơ đồ.

Sơ đồ 1.1. Xác định điểm hòa vốn

Nguồn: [16, tr.279]

Trường hợp doanh nghiệp tiêu thụ nhiều loại sản phẩm:

Trong thực tế nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa mặt hàng nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Phân tắch điểm hòa vốn trong các doanh nghiệp này thường phức tạp hơn, vì điều kiện quan trọng của phân tắch điểm hòa vốn là phải tách biệt chi phắ của doanh nghiệp theo biến phắ và định phắ, đồng thời xét doanh nghiệp trong giới hạn của quy mô hoạt động. Chi phắ cố định trong những doanh nghiệp này không thể phân bổ cho từng loại sản phẩm, dịch vụ được vì thiếu độ chắnh xác. Do vậy phân tắch điểm hòa vốn ở những doanh nghiệp này ta có thể xem xét trong trường hợp cơ cấu sản phẩm sản xuất và tiêu thụ ổn định. Trên cơ sở cơ

cấu tiêu thụ ổn định ta có thể xác định được tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân, doanh thu hòa vốn.

Doanh thu hòa vốn = Tổng định phắ/ Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân

Tổng định phắ trên bao gồm tổng định phắ của doanh nghiệp như định phắ trực tiếp của các bộ phận, định phắ chung của toàn Công ty. Với cơ cấu doanh thu đã xác định, ta có thể xác định doanh thu hòa vốn của từng loại sản phẩm và dịch vụ:

Doanh thu hòa vốn của sản phẩm A = Doanh thu hòa vốn chung x Cơ cấu doanh thu của sản phẩm A

Sản lượng hòa vốn của sản phẩm A = Doanh thu hòa vốn của sản phẩm A x Giá bán đơn vị sản phẩm A

Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi sẽ làm điểm hoà vốn thay đổi theo. Do đó, các nhà quản trị kinh doanh cần phải biết lựa chọn cơ cấu sản phẩm tiêu thụ hợp lý để làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông thường các nhà quản trị thường tăng số lượng sản phẩm có số dư đảm phắ cao hoặc tăng doanh thu các mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phắ cao, khi đó góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Phân tắch cơ cấu chi phắ và độ lớn đòn bẩy kinh doanh Cơ cấu chi phắ:

Cơ cấu chi phắ là một chỉ tiêu phản ánh quan hệ chi phắ khả biến và chi phắ bất biến trong tổng chi phắ của doanh nghiệp ở một phạm vị hoạt động xác định. Có nhiều cách xác định cơ cấu chi phắ khác nhau, tùy theo yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin, cụ thể [16, tr.287]:

Trường hợp 1:

Cơ cấu chi phắ của doanh nghiệp = Tổng biến phắ/Tổng định phắ Trường hợp 2:

Cơ cấu chi phắ của doanh nghiệp = Tổng định phắ/ Tổng biến phắ Trường hợp 3:

Cơ cấu chi phắ của doanh nghiệp = Tổng biến phắ (định phắ)/ Tổng chi phắ Phân tắch cơ cấu của chi phắ để làm rõ vấn đề cơ cấu chi phắ của doanh nghiệp đã hợp lý chưa, nhiều biến phắ, ắt định phắ hay ngược lại. Thông qua việc phân tắch để có các biện pháp đầu tư chi phắ cho phù hợp nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Việc phân tắch cơ cấu chi phắ nhằm ổn định

các mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Đồng thời thấy được tình hình biến động doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.

Cơ cấu chi phắ cũng tác động tới mức độ an toàn hay rủi ro hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn chung doanh nghiệp nào có tỷ lệ biến phắ cao hơn so với định phắ thì tỷ lệ số dư đảm phắ sẽ thấp hơn so với doanh nghiệp có cơ cấu chi phắ ngược lại.

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh:

Đòn bẩy kinh doanh là tỷ số giữa số dư đảm phắ và lợi nhuận hoặc giữa % tăng, giảm của lợi nhuận so với % tăng, giảm của doanh thu.Bài 4: Phân tắch mối quan hệ giữa chi phắ, sản lượng và lợi nhuận

Đòn bẩy kinh doanh là một phương tiện nhằm đạt được sự tăng cao về lợi nhuận với một tỷ lệ tăng nhỏ hơn về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản phẩm. Cách xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh như sau [16, tr.295]:

Công thức 1:

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Tổng lợi nhuận góp/ Tổng lợi nhuận Công thức 2:

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh =% tăng, giảm của lợi nhuận/ % tăng, giảm của doanh thu

Đòn bẩy kinh doanh thực chất là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phắ của doanh nghiệp. Nếu độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao thì tỷ lệ định phắ cao hơn biến phắ. Do đó, lợi nhuận rất nhạy cảm với những thay đổi của doanh thu và ngược lại. Trong những hoạt động có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao chỉ cần doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận tăng hơn 1%, mặt khác khi doanh thu giảm 1% thì lợi nhuận giảm hơn 1%. Đó chắnh là phương tiện để các nhà quản trị kinh doanh dự đoán mức lợi nhuận trong kỳ tới.

* Ứng dụng của phân tắch chi phắ, sản lượng và lợi nhuận vào việc ra quyết định kinh doanh

Thay đổi chi phắ cố định và doanh thu:

Trong thực tế chi phắ cố định của các doanh nghiệp thường bao gồm chi phắ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp bình quân, tiền thuê văn phòng phải trả hàng tháng, tiền trả quyền sử dụng đất hàng tháng, tiền quảng cáo, tiền lươn g của bộ máy điều hành cố định hàng thángẦ Đa số các khoản chi phắ cố định thường do các tài sản cố định tạo ra. Do vậy khi doanh nghiệp tăng hoặc giảm chi phắ cố định

thường tác động tới công suất sản xuất sản phẩm, tới thị trường tiêu thụ và như vậy ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng. Trong các quyết định thay đổi chi phắ cố định hay vẫn giữ nguyên phương án ban đầu (không thay đổi định phắ), các quyết định thường dựa trên các cơ sở của từng phương án cụ thể:

- Lợi nhuận thu về của từng phương án đầu tư; - Khả năng tài chắnh của doanh nghiệp;

- Trình độ tổ chức, quản lý các yếu tố sản xuất; - Nhu cầu của thị trườngẦ

Thay đổi chi phắ biến đổi và doanh thu: trong thực tế chi phắ biến đổi của các doanh nghiệp thường bao gồm chi phắ nguyên vật liệu trực tiếp, chi phắ nhân công trực tiếp, biến phắ sản xuất chung, hoa hồng bán hàng và các biến phắ khác. Thông thường theo sự phát triển của thời gian các biến phắ sản xuất sản phẩm tăng. Như giá mua các yếu tố đầu vào nguyên liệu, nhân công đều tăng, hoa hồng bán hàng cho các đại lý tăng. Khi biến phắ tăng thường dẫn tới chất lượng sản phẩm tăng, sản lượng tiêu thụ tăng và doanh thu thay đổi. Trong một số trường hợp đặc biệt khi chi phắ biến đổi giảm thì chất lượng sản phẩm có xu hướng giảm, khi doanh nghiệp thu mua nguồn cung ứng nguyên vật liệu không đảm bảo các yêu cầu của nhà sản xuất. Do vậy khi thay đổi chi phắ biến đổi hoặc vẫn giữ nguyên phương án ban đầu cần phân tắch để chọn phương án tối ưu nhất.

[16, tr.301]

Thay đổi giá bán, chi phắ cố định và doanh thu:

Trong thực tế các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thường thay đổi giá bán để đảm bảo lợi nhuận cao nhất. Giá bán của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như chất lượng sản phẩm, tắnh cạnh tranh hay độc quyền sản phẩm, thị hiếu khách hàng, thu nhập dân cư, hình thức quảng cáo, phương thức bán và thanh toán tiền hàngẦ Thông thường khi doanh nghiệp thay đổi chi phắ cố định như tăng cường quảng cáo, thay đổi công nghệ sản xuấtẦ thường dẫn đến sản lượng tiêu thụ tăng, do vậy cần thay đổi giá bán cho phù hợp. Trong các trường hợp như vậy nhà quản trị cần phân tắch chọn phương án thay đổi giá bán, chi phắ cố định và doanh thu bán hàng hay vẫn giữ nguyên phương án ban đầu cần dựa trên những cơ sở khoa học.

Thay đổi chi phắ cố định, chi phắ biến đổi và doanh thu:

Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp khi thay đổi chi phắ cố định kéo theo sự thay đổi chi phắ biến đổi và ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới sản xuất sản phẩm, khi đó lượng công nhân trực tiếp giảm dẫn đến biến phắ giảm. Song công suất sản xuất tăng và doanh thu cũng tăng. Trong các trường hợp thay đổi chi phắ cố định, chi phắ biến đổi và doanh thu các nhà quản trị cần phân tắch để chọn các phương án tối ưu nhất.

Thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và doanh thu:

Trong thực tiễn các doanh nghiệp thường kinh doanh đa mặt hàng, đa ngành nghề trên thị trường. Các mặt hàng thường bổ sung cho nhau trong hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất. Mặt khác cơ cấu thị phần tiêu thụ của các loại sản phẩm còn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, tắnh chất cạnh tranh của sản phẩm, khả năng tổ chức, quản lý kinh doanh của doanh nghiệp đối với sản phẩm đó. Như vậy khi doanh nghiệp đưa ra quyết định th ay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ trên thị trường cần căn cứ vào những cơ sở khoa học để chọn các phương án tối ưu nhất.

Tiểu kết chương 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phắ và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại dưới hai góc độ là kế toán tài chắnh và kế toán quản trị. Dưới góc độ kế toán tài chắnh, tác giả đã trình bày được khái niệm và phân loại doanh thu, chi phắ; nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phắ và kết quả kinh doanh; tài khoản sử dụng và quy trình hạch toán. Dưới góc độ kế toán quản trị, tác giả trình bày nội dung liên quan đến lập dự toán, thu thập thông tin thực hiện và phân tắch thông tin phục vụ ra quyết định.

Cơ sở lý luận trong chương này là nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng kế toán doanh thu, chi phắ và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Điện Tử Hoàn Kiếm trong chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐIỆN TỬ HOÀN

KIẾM

Một phần của tài liệu 21_DUONG THI THANH NGA (Trang 47 - 55)