Việc đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng & Qui chế

Một phần của tài liệu Báo cáo "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt nam vào thị trường Nhật Bản" pps (Trang 30 - 31)

Về các tiêu chuẩn chất lượng, người tiêu dùng Nhật Bản đã quen thuộc với hàng hóa đạt tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản- JIS, tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản-JAS, dấu tiêu chuẩn môi trường Ecomark và các dấu chứng nhận chất lượng khác

GILIMEX có thể xin cấp các dấu chất lượng này nếu thấy cần. Ngoài ra trên thị trườngNhật Bản có thể có nhiều hàng hóa có các dấu chất lượng và độ an toàn sản phẩm mà GILIMEX nên quan tâm. Ví như dấu Q là chất lượng và độ đồng nhát của sản phẩm, dấu G về thiết kế, dịch vụ sau bán hàng và chất lượng, dấu S về độ an toàn, dấu S.G về đọ an toàn ( bắt buộc), dấu Len dùng cho sợi len nguyên chất, đồ len có trên 99% len mới, dấu SIF cho các hàng may mặc có chất lượng tốt…

Về luật thương mại và các qui định nhập khẩu của Nhật Bản, GILIMEX cần lưu tâm tới chế độ thuế quan. Chế độ này bao gồm thuế suất cơ bản là mức thuế cao nhất được áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ những nước không được hưởng thuế MFN và GSP. Thuế suất MFN có mức thuế thấp hơn giành cho hàng hóa từ những nước có thỏa thuận thương mại đa phương với Nhật Bản như các nước thành viên WTO hay thỏa thuận thương mại song phương như Trung Quốc.

Thuế suất ưu đãi phổ cập và thuế suất tạn thời là loại thứ ba cần quan tâm, trong đó thuế suất GSP thấp hơn thuế MFN từ 10-100%. Phần lớn thuế nhập khẩu tính theo giá trị, chỉ có khoảng 1% mặt hàng được tính theo trọng lượng, số lượng hay mức thuế cố định ( như gạo phải chịu thuế 341 Yen/kg). Và tất cả các hàng hó trên thị trường Nhật Bản hiện nay phải chịu mức thuế tiêu thụ là 5% hàng nhập khẩu cũng phải chịu chung qui định này

Về luật lệ, cần lưu ý tới luật trách nhiệm sản phẩm qui định trách nhiệm và nghĩa vụ bòi thường do liên quan đến sản phẩm có khuyết tật gây ra thương

(KDQT42)

tích cho người sử dụng hoặc thiệt hại về của cải. Luật vệ sinh thực phẩm thì qui định cho tất cả các thực phẩm và đò uống tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản. Các loại hàng hóa này khi đưa vào sử dụng phải có giấy phép của Bọ Y tế và phúc lợi Nhật. Về hệ thống phân phối hàng hóa ở Nhật bản, GILIMEX cần biết là tại Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông và hệ thống phân phối sản phẩm của Nhật bao gồm các nhà sản xuất, các công ty thương mại, các nhà bán buôn bán lẻ hay dịch vụ bán hàng qua hệ thống thông tin, truyền hình phục vụ tận nơi.

Các kênh phân phối hàng nhập khẩu thay đổi theo từng loại sản phẩm và mạng lưới các công ty này tham gia vào quá trình này. GILIMEX cần hiểu rằng các tổ chức kinh danh và thương mại là những nguồn cung cấp các mối quan hệ tiềm tàng cho công ty trong tương lai. Cần tận dụng mọi khả năng cung cấp và chào bán, giúp khách hàng được thử nghiệm và đa dạng hóa hàng hóa khác nhau.

Một phần của tài liệu Báo cáo "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt nam vào thị trường Nhật Bản" pps (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w