NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lƣợc huy động vốn của Agribank
Việc xây dựng chiến lược HĐV của AGRIBANK thực chất là quá trình đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi lớn sau đây:
(i) Vị thế của NH trên thị trường: Là một NHTMNN hàng đầu, AGRIBANK luôn chiếm thị phần HĐV hàng đầu tại Việt Nam (Bảng 3.12). Tuy vậy, các tư liệu từ bảng này cũng cho thấy rằng thị phần HĐV của AGRIBANK đang bị sụt giảm khá nhanh những năm gần đây – điều này có nghĩa rằng vị thế của NH trong công tác HĐV đang bị suy giảm dưới các áp lực cạnh tranh HĐV ngày càng gia tăng do sự hiện diện của các định chế tài chính trên thị trường trong HĐV.
(ii) Mục tiêu của công tác HĐV trong tương lai: Trả lời câu hỏi này thực chất Agribank phải bám sát mục tiêu hoạt động kinh doanh trong tương lai. Với tư cách một NHTMNN hoạt động chủ yếu trong NoNT gắn với thực
hiện các chương trình kinh tế lớn của Chính phủ dành cho khu vực này, do vậy, chiến lược HĐV của NH phải bám sát nhu cầu đầu tư TD theo các chương trình kinh tế lớn của Chính phủ trong tương lai. Căn cứ theo Định hướng phát triển NoNT Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank đưa ra các dự báo về nhu cầu TD cho giai đoạn đến năm 2020, bên cạnh đó, NH cũng phải dự báo các nhu cầu TD trong các lĩnh vực kinh tế xã hội khác để đưa ra các mục tiêu HĐV cụ thể cho từng năm và cho cả giai đoạn. Mặt khác, với tư cách một NHTMNN nên AGRIBANK cũng phải khẳng định vị thế của mình trong dẫn dắt thị trường trong HĐV, do vậy, NH không thể tùy tiện đưa ra các công cụ và biện pháp HĐV, mà căn bản phải bám sát chủ trương quan điểm của Chính phủ và NHNN để đưa ra các hình thức HĐV phù hợp nhằm góp phần tạo lập sự ổn định bền vững của thị trường tiền gửi. Chính quan điểm này nên NH đã và đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn trong HĐV trong điều kiện hầu hết các NHTM khác, nhất là các NHTMCP nhỏ đưa ra khá nhiều cách thức và biện pháp thiếu lành mạnh để HĐV. Trong điều kiện như vậy, một số năm trước đây AGRIBANK cũng đã bị lôi cuốn vào các cuộc chạy đua nâng LS huy động nguồn và két quả là chi phí HĐV gia tăng, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cho vay các đối tượng chính sách cũng như kết quả kinh doanh của NH. Tuy vậy, với việc kiên định bám sát chủ trương chính sách điều hành thị trường của Chính phủ nên những năm gần đây, AGRIBANK đang ngày càng khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thị trường.
(iii) Cách thức xử lý các nhu cầu về vốn: Với phương châm tiến gần KH mục tiêu nên những năm qua AGRIBANK đã thiết lập được một mạng lưới kênh phân phối lớn (đã đề cập) và đây chính là ưu thế tuyệt đối của NH trong công tác HĐV. Tuy vậy, do đa phần KH của Agribank là nông dân nên khả năng HĐV lớn sẽ rất khó khăn, do vậy, AGRIBANK đã đưa ra chủ
trương tăng cường HĐV tại các đô thị lớn, nhất là tại Hà Nội và Hồ Chí Minh và nguồn vốn huy động được sẽ được điều chuyển nội bộ. Với cách thức này thì cho đến nay vấn đề thừa – thiếu vốn nội bộ căn bản đã được xử lý khá hiệu quả (tuy rằng vẫn còn một số bất cập đòi hỏi phải xử lý nhằm tăng hiệu quả của hoạt động HĐV của NH). Đồng thời, NH cũng xác định rằng, nguồn tiền tiết kiệm trong dân chúng khu vực nông thôn còn khá lớn và do vậy, tìm các biện pháp và công cụ phù hợp để khai thác tối đa nguồn tiền tệ này sẽ phải được xử lý trong tương lai
Chiến lược HĐV của AGRIBANK được thực hiện theo nguyên tắc tập trung, thống nhất điều hành kế hoạch HĐV trong toàn hệ thống, khuyến khích tính năng động sáng tạo của các Chi nhánh, đầu tư vốn và phát triển các dịch vụ NH có hiệu quả, nhằm tăng lợi nhuận và góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính phủ, Luật các TCTD và Điều lệ của AGRIBANK.
Với mục tiêu giữ vững vai trò chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, đồng thời bứt phá và cạnh tranh thành công tại khu vực đô thị; phục vụ tất cả các phân đoạn KH với một danh mục sản phẩm hoàn chỉnh, hiện đại, hướng tới mục tiêu bền vững về lợi ích của cả KH và NH.
Kế hoạch HĐV hàng năm: Công tác xây dựng kế hoạch HĐV của AGRIBANK được thực hiện theo Quyết định 115/QĐ–HĐQT-KHTH ngày 19/05/2005 của Hội đồng quản trị AGRIBANK về ban hành quy định xây dựng và tổ chức kế hoạch thực hiện kế hoạch kinh doanh đối với Sở giao dịch, chi nhánh trong hệ thống AGRIBANK.
Ban Kế hoạch nguồn vốn là đầu mối phối hợp với các Ban dự thảo kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm, hàng quý của toàn hệ thống, báo cáo Tổng Giám đốc AGRIBANK để trình Hội đồng thành viên phê duyệt. Phối hợp với các Ban, Trung tâm liên quan xây dựng chính sách về hoạt động HĐV đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu Tổng Giám đốc đã thông báo.
Kế hoạch HĐV gắn bó hữu cơ với các kế hoạch khác trong hệ thống AGRIBANK, phù hợp với công nghệ NH hiện đại, có kỷ cương, kỷ luật, có khuyến khích khen thưởng, xử phạt bằng lợi ích vật chất và hành chính.
Căn cứ vào chiến lược HĐV của AGRIBANK, chỉ tiêu vốn huy động hàng năm được xây dựng trên cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn toàn hệ thống, theo tỷ lệ được tăng dư nợ trên nguồn vốn tăng thêm được Hội sở chính giao cho Sở giao dịch và các chi nhánh loại 1, loại 2 hàng năm và tình hình cụ thể về phát triển KTXH, dân cư trên từng địa bàn và được tính cân đối với phần sử dụng vốn để tăng trưởng dư nợ, kinh doanh chứng khoán nợ - chứng khoán vốn, lập quỹ an toàn chi trả và đảm bảo phần thừa, thiếu vốn kế hoạch.
Sau khi Hội đồng thành viên phê duyệt chính thức tổng thể kế hoạch năm, chậm nhất sau 05 ngày làm việc và trước 15/1 Tổng Giám đốc thông báo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho Sở giao dịch, chi nhánh loại 1, loại 2. Trường hợp cần thiết Tổng Giám đốc sẽ tổ chức bảo vệ kế hoạch đối với một số chi nhánh trước khi giao kế hoạch chính thức.
Quy trình lập kế hoạch trong hệ thống AGRIBANK như sau
HỘI SỞ CHÍNH AGRIBANK 1 2 3 SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH LOẠI 1, 2
Sơ đồ 3.2: Quy trình lập kế hoạch trong hệ thống AGRIBANK
Nguồn: [62].
(1) Căn cứ dự kiến mục tiêu kinh doanh năm kế hoạch được Hội đồng thành viên phê duyệt, Hội sở chính thông báo số kiểm tra kế hoạch năm cho Sở giao dịch, chi nhánh loại 1, loại 2 để làm căn cứ xây dựng kế hoạch huy động vốn năm chuẩn bị việc bảo vệ kế hoạch đối với Hội sở chính. Số kiểm tra kế hoạch huy động vốn được gửi trước 31/10 năm hiện hành.
(2) Chi nhánh loại 1, 2 căn cứ vào chiến lược kinh doanh dài hạn của AGRIBANK; định hướng kinh doanh hàng năm của Hội đồng thành viên; chỉ tiêu kiểm tra của Hội sở chính, xây dựng kế hoạch kinh doanh gửi Hội sở chính, kèm theo các bản thuyết minh giải trình rõ tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn kỳ trước, dự kiến kỳ kế hoạch. Biểu mẫu lập kế hoạch hàng năm được thực hiện theo mẫu Hội sở chính gửi kèm.
Thời hạn gửi kế hoạch: Sở giao dịch, chi nhánh loại 1, loại 2 gửi về Hội sở chính trước ngày 15/12 năm hiện hành. Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh loại 1, loại 2 quy định thời hạn gửi kế hoạch của các đơn vị phụ thuộc đảm bảo việc tổng hợp kế hoạch huy động vốn toàn đơn vị gửi về Hội sở chính đúng thời gian quy định.
(3) Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh loại 1, loại 2 thực hiện bảo vệ kế hoạch huy động vốn với Tổng giám đốc hoặc người được Tổng giám đốc uỷ quyền. Việc tổ chức bảo vệ kế hoạch được thực hiện tại Trụ sở chính hoặc theo vùng, tại từng địa phương sau đó được tổng hợp cân đối chung toàn quốc làm căn cứ để trình Hội đồng thành viên phê duyệt. Các đơn vị phụ thuộc Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 có trách nhiệm bảo vệ kế hoạch kinh doanh với Giám đốc cấp trên.
Tại Hội sở chính, Ban Kế hoạch – Nguồn vốn là đầu mối tổng hợp đăng ký, kết quả bảo vệ của chi nhánh; đề xuất xây dựng phương án chính thức về cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn và giao chỉ tiêu HĐV cho Sở giao dịch, chi nhánh loại 1, loại 2, trình Tổng giám đốc, trình Hội đồng thành viên phê duyệt.
Thông báo chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn chính thức chậm nhất 30 ngày sau khi tổ chức bảo vệ kế hoạch xong trên phạm vi toàn quốc, Hội đồng thành viên phê duyệt tổng thể kế hoạch năm để Tổng giám đốc thông báo chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn hàng năm (theo mẫu biểu Hội sở chính quy định)
cho Sở giao dịch, chi nhánh loại 1, loại 2. Các chỉ tiêu được Tổng giám đốc thông báo chính thức là căn cứ để điều hành kế hoạch tại cơ sở.
Bảng 3.6: Kế hoạch huy động vốn của AGRIBANK giai đoạn 2011-2016
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2011 2012 2013 2014 2015 2016
Kế hoạch tăng
trưởng nguồn vốn 17-19 16-18 16-18 15-17 12-14 14-16
Nguồn: [51]; [52]; [53]; [54]; [55]; [56].
Trong bối cảnh ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 và những bất cập của nền kinh tế Việt Nam, hoạt động NH đối mặt với nhiều khó khăn mới: Việc nới lỏng chính sách tiền tệ và thực hiện cơ chế hỗ trợ LS khiến cho tổng phương tiện thanh toán, dư nợ TD năm 2009 ở mức cao (gần 38%); Tốc độ tăng nguồn vốn huy động thấp hơn tốc độ tăng trưởng TD nên NH gặp khó khăn trong việc cân đối vốn.
Năm 2010, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm bình ổn thị trường vốn, LS và tỷ giá, góp phần kiềm chế nhập siêu, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của tổ chức, cá nhân; chủ động giảm áp lực về cầu ngoại tệ, ổn định thị trường ngoại hối.
Các năm 2011 đến 2014, Cơ chế LS thỏa thuận đã có tác động tích cực, đưa thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu. LS huy động và tỷ giá tăng cao, LS huy động thực của các NHTM cao hơn mức LS công bố, LS trên thị trường liên NH cũng tăng mạnh; Tỷ giá xu hướng tiếp tục tăng, tỷ giá trần và tỷ giá thị trường tự do chênh lệch khá lớn làm cho hiện tượng hai giá diễn biến phức tạp đã tác động đến kế hoạch hoạt động HĐV của AGRIBANK.
3.2.2. Thực trạng ban hành chính sách huy động vốn của Agribank
Về căn bản, các chính sách về HĐV của AGRIBANK luôn phải bám sát hệ thống các văn bản pháp luật do Quốc hội, Chính phủ và NHNN ban
hành, bên cạnh đó, để phù hợp với đặc điểm hoạt động của NH, AGRIBANK cũng đã ban hành một số văn bản chính sách về HĐV và quản lý vốn huy động. Cụ thể:
* Hệ thống các văn bản do Quốc hội, Chính phủ và NHNN ban hành được AGRIBANK triển khai vận dụng
Hoạt động HĐV của các NHTM chịu sự chế định của hàng loạt các văn bản pháp luật hiện hành, trong đó có một số văn bản chính sau đây:
Luật các TCTD đã được Quốc hội thông qua ngày 16/06/2010;
Nghị định số 52/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/5/2006 về phát hành trái phiếu DN;
Quyết định 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành quy chế mở và sử dụng TK tiền gửi tại NHNN và TCTD;
Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/09/2004 của Thống đốc NHNN Việt Nam Về việc ban hành “ Quy chế về tiền gửi tiết kiệm”;
Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN ngày 25/09/2006 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/09/2004 của Thống đốc NHNN;
Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn;
Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động tổ chức TD;
* Hệ thống các văn bản pháp luật do AGRIBANK ban hành
Bên cạnh việc áp dụng hệ thống các văn bản Luật chung trên đây, những năm qua AGRIBANK cũng đã ban hành một số văn bản pháp luật về HĐV, cụ thể:
Quy định phát hành giấy tờ có giá của AGRIBANK để HĐV trong nước; Quyết định số 123 /QĐ/HĐQT-KHTH ngày 21/ 02 /2008 của Hội
đồng quản trị AGRIBANK Về việc ban hành “Quy định về tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”;
Quyết định số 1122/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 25/07/2011 về việc Ban hành Quy định về mở và sử dụng TK tiền gửi trong hệ thống AGRIBANK;
Quyết định số 115/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 19/05/2005 của Chủ tịch Hội đồng quản trị ban hành Quy định về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh đối với sở giao dịch, chi nhánh trong hệ thống
AGRIBANK;
Quyết định số 1275/QĐ-NHNo-KHTH ngày 05/08/2009 về ban hành quy định về quản lý vốn trong hệ thống AGRIBANK.
Định hướng chung trong các văn bản chính sách của AGRIBANK về công tác HĐV là: “Nâng cao thị phần vốn và dịch vụ trên địa bàn đô thị, nhất là địa bàn hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để chuyển tải vốn cho NoNT và nông dân”. Việc ban hành chính sách HĐV của AGRIBANK luôn tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
(i) Bám sát chính sách điều hành, chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, thực hiện công tác dự báo, phân tích thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ HĐV, phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế.
(ii) Việc phát triển các sản phẩm HĐV luôn phù hợp với thị trường, đối tượng KH, từng vùng miền, đảm bảo tính cạnh tranh cao. Triển khai các chương trình HĐV phù hợp với cân đối vốn và tình hình thực tế. Liên kết sử dụng sản phẩm HĐV với hoạt động TD, dịch vụ, thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế theo hướng ứng dụng các tiện ích của công nghệ thông tin. Thực hiện liên kết, bán chéo sản phẩm đối với các đối tác có thỏa thuận hợp
tác, các công ty bảo hiểm…
(iii) Khuyến khích các Chi nhánh và cán bộ, viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ HĐV gắn với việc chi lương, thưởng và khuyến khích vật chất khác để tạo động lực thực hiện tốt nhiệm vụ HĐV. Việc giao chỉ tiêu HĐV tới từng cán bộ, viên chức tuy mới được thực hiện bắt đầu từ năm 2012 nhưng đã đem lại những hiệu quả thiết thực, tăng được nguồn vốn và nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo được sự đồng thuận, gắn bó của cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống.
* Chính sách HĐV của AGRIBANK bao gồm các nội dung:
- Chính sách về sản phẩm HĐV: Với đối tượng KH của NH là rất đa dạng nên để phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng KH AGRIBANK đưa ra các sản phẩm HĐV rất đa dạng gắn với những cách thức hấp dẫn người gửi