Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu BAI-IN-TOT-NGHIEP-5-5 (4) (Trang 31 - 34)

- Tuổi của bệnh nhi: Chia làm 3 nhóm tuổi. + ≤ 12 tháng

+ 13 – 24 tháng + 25 – 59 tháng

Cách tính: Tỷ lệ phần trăm về nhóm tuổi được tính bằng cách lấy số bệnh nhân trong nhóm tuổi đó chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

- Giới tính: + Nam + Nữ

Cách tính: Tỷ lệ phần trăm về giới tính được tính bằng cách lấy số bệnh nhân nam hoặc nữ chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

- Tỷ lệ bệnh nhân có kháng sinh đồ trong điều trị viêm phổi.

Cách tính: Tỷ lệ bệnh nhân có kháng sinh đồ được tính bằng cách lấy số bệnh nhân có làm kháng sinh đồ chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

- Tình trạng xuất viện: Dựa theo nhận xét trên giấy ra

+ Khỏi: Bệnh nhân hết các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. + Đỡ: Bệnh nhân giảm các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

+ Chuyển viện: Bệnh nhân nặng hơn: Khi các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng diễn biến nặng hơn.

Cách tính: Xác định tỷ lệ phần trăm hiệu quả điều trị được tính bằng cách lấy kết luận khi bệnh nhân xuất viện trong hồ sơ bệnh án theo từng tiêu chuẩn đánh giá chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

2.2.3.2. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Trung tâm Y Tế huyện Hòn Đất

- Nhóm kháng sinh sử dụng được xếp phân nhóm theo cấu trúc hóa học. + Penicillin

+ Aminosid + Macrolid

- Kháng sinh thuộc nhóm Penicillin Amoxicillin + Acid Clavulanic

- Kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin + Cefotaxim

+ Cefixim + Cefuroxim

- Kháng sinh thuộc nhóm Aminosid Gentamycin

- Kháng sinh thuộc nhóm Macrolid Azithromycin

- Các kháng sinh sử dụng ban đầu:

+ Đơn trị: Ngày đầu tiên sử dụng 1 loại kháng sinh + Phối hợp: Ngày đầu tiên sử dụng 2 loại kháng sinh

Cách tính: Xác định tỷ lệ phần trăm các kháng sinh sử dụng ban đầu được tính bằng cách lấy các kháng sinh sử dụng ban đầu của từng bệnh nhân theo đơn trị hay phối hợp chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

- Tỷ lệ đường sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi. + Tiêm (Tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da…) + Uống

Cách tính: Tỷ lệ đường sử dụng kháng sinh được tính bằng cách lấy số tần suất sử dụng đường tiêm hoặc uống của từng bệnh nhân chia cho tổng số tần suất bệnh nhân sử dụng trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

- Độ dài đợt điều trị bằng kháng sinh: + ≤ 5 ngày

+ 6 – 10 ngày + > 10 ngày

Mục đích: Khảo sát được thời gian điều trị bằng kháng sinh phổ biến nhất trong viêm phổi tại Khoa Nhi.

Xác định tỷ lệ phần trăm số ngày sử dụng kháng sinh được tính bằng cách lấy số ngày sử dụng kháng sinh của bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án theo từng nhóm ngày chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

- Cách phối hợp kháng sinh: Chia làm 3 nhóm + Đơn trị liệu: Chỉ sử dụng 1 loại kháng sinh + Sử dụng 2 loại kháng sinh trở lên

+ Phối hợp 2 kháng sinh

Cách tính: Xác định tỷ lệ phần trăm các cách phối hợp các kháng sinh trong điều trị được tính bằng cách lấy cách phối hợp thuốc điều trị của bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án theo từng cách chia cho tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu và nhân 100.

- Tương tác kháng sinh: Đo lường dựa theo phần mềm www.Drugs.com được xếp thành 3 mức:

+ Nghiêm trọng + Trung bình + Nhẹ

Mục đích: Xác định tỷ lệ phối hợp kháng sinh trong điều trị viêm phổi có tương tác và mức độ tương tác.

Cách tính: Nhập tên các kháng sinh phối hợp phần mềm tra cứu tương tác và ghi nhận kết quả sau đó tính tỷ lệ phần trăm theo từng mức tương tác.

Một phần của tài liệu BAI-IN-TOT-NGHIEP-5-5 (4) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w