Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (Trang 37 - 38)

- Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc

2.4. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

* Về căn cứ đình chỉ vụ án; để khắc phục nhũng vướng mắc trong thực tiễn, đề cao nghĩa vụ của đương sự, BLTTDS 2015 đã sửa đổi, bổ sung căn cứ

36

Khoản 2 Điều 41 Luật phá sản 2014. “Tòa án nhân dân, Trọng tài phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự. Thủ tục tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về trọng tài thương mại.”

38

và trình tự thủ tục giải quyết trong trường hợp có đương sự rút yêu cầu hoặc từ bỏ việc khởi kiện, Bộ luật đã bổ sung căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án:

+ Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của BLTTDS 2015.

Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của BLTTDS 2015 thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

+ Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;

* Thủ tục giải quyết trong trường hợp có người rút yêu cầu khởi kiện: Khi nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì giải quyết như sau:

+ Nếu bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với vụ án;

+ Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn;

+ Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cần độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.

Đồng thời để tháo gỡ vướng mắc đối với những vụ án đã được thi hành án xong, sau đó bản án, quyết định đã được thi hành bị cấp giám đốc thẩm, tái thẩm hủy để xét xử lại từ sơ thẩm nhưng qúa trình giải quyết lại từ sơ thẩm vụ án thuộc trường hợp phải đình chỉ việc giải quyết vụ án (như nguyên đơn rút đơn khởi kiện, hoặc nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 nhưng không đến Tòa án cũng không có đơn xin giải quyết vắng mặt...) thì Tòa án xử lý hậu quả đã thi hành án như thế nào. Để khắc phục vướng mắc này, BLTTDS 2015 quy định: Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan (nếu có); trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì việc đình chỉ giải quyết vụ án phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)