Người đại diện của pháp nhân tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của họ(Điều 434 và Điều 435)

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (Trang 67)

- Phần thủ tục đặc biệt gồm 7 chương, 78 điều, trong đó: ngoài 04 thủ tục theo quy định của BLTTHS năm 2003, quy định bổ sung 03 thủ tục, gồm: (1) thủ

3. Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (Chương XXIX)

3.3.3. Người đại diện của pháp nhân tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của họ(Điều 434 và Điều 435)

vụ của họ(Điều 434 và Điều 435)

- Điều 434 quy định chỉ có người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự mới có đủ tư cách để đại diện cho pháp nhân đó tham gia các hoạt động tố tụng. Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đó không thể tham gia tố tụng được thì phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng và phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (tham khảo thêm quy định tại các điều từ 85 – 89 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân).

+ Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng về thông tin cá nhân của mình (họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, chức vụ); nếu có sự thay đổi những thông tin này thì phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

+ Trong trường hợp tại thời điểm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà pháp nhân không có người đại diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng.

- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự có 14 nhóm quyền tố tụng, trong đó có những quyền được cung cấp thông tin (được thông báo, giải thích; được biết lý do pháp nhân bị khởi tố; được nhận các quyết định…); những quyền tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án (được đọc, ghi chép bản sao, tài liệu trong hồ sơ; xem biên bản phiên tòa...); những

quyền được tham gia vào quá trình tố tụng (đưa ra chứng cứ, tài liệu; trình bày lời khai; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; tự mình hoặc nhờ người khác bào chữa; tham gia phiên tòa; kháng cáo, khiếu nại) (khoản 1 Điều 435). Nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân khi tham gia tố tụng là: (1) có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải; (2) chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (Trang 67)