Đóng góp về mặt thực tiễn

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chánh niệm, cảm hứng và ý định khởi sự kinh doanh xã hội TT (Trang 25)

5 CHƯƠNG : KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý Giới thiệu

5.1.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Thứ nhất, luận án đã kế thừa và điều chỉnh thang đo lường cảm hứng, chánh niệm, nhận thức hỗ trợ xã hội, nhận thức năng lực khởi sự, kỳ vọng kết quả và ý định khởi sự kinh doanh xã hội trong bối cảnh Việt Nam. Các thang đo này có thể được vận dụng như công cụ đánh giá các ứng viên tiềm năng về những đặc điểm phù hợp, kỳ vọng, sự tự tin về năng lực để theo đuổi khởi sự kinh doanh xã hội như một nghề nghiệp. Những nhà quản lý ở các cơ quan chức năng, đơn vị hỗ trợ thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh xã hội sử dụng bộ thang đo này để tìm ứng viên phù hợp và công cụ để đánh giá hiệu quả của các chương trình đã triển khai.

Thứ hai, các mối quan hệ được khám phá như chánh niệm, cảm hứng, nhận thức hỗ trợ xã hội, vai trò của giới tính, nghề nghiệp với ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua quan điểm Lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT) được xác nhận. Kết quả này giúp gia tăng sự hiểu biết thêm về các đối tượng tiềm năng có triển vọng trở thành các doanh nhân xã hội. Từ điều này, các nhà hoạch định chính sách sẽ mở rộng thêm phạm vi tài trợ và thúc đẩy nhiều đối tượng, những thành phần khác nhau trong xã hội hơn nhằm khai thác được lực lượng doanh nhân xã hội tiềm năng trong cộng đồng.

Cuối cùng, vai trò quan trọng hai tính cách xã hội như cảm hứng, chánh niệm và yếu tố nhận thức hỗ trợ xã hội trong việc tác động vào ý định khởi sự kinh doanh xã hội giúp các nhà hoạch định chính sách nhận thức các yếu tố ưu tiên trong việc ra các chương trình hỗ trợ cụ thể cho lĩnh vực DNXH. Các yếu tố này cũng giúp các tổ chức hỗ trợ thúc đẩy DNXH đưa ra lựa chọn tốt hơn trong việc thiết kế cấu trúc khóa học, chương trình hoạt động giúp thúc đẩy lực lượng doanh nhân xã hội tiềm năng.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chánh niệm, cảm hứng và ý định khởi sự kinh doanh xã hội TT (Trang 25)