Một sốkiến nghịnâng cao hiệu quảáp dụng pháp luật vềchuyển giao

Một phần của tài liệu NGUYỄN QUỐC ĐẠT - PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP (Trang 94 - 100)

23. Thực tiễn áp dụng pháp luật vềchuyển giao quyền sởhữu công nghiệp

3.4. Một sốkiến nghịnâng cao hiệu quảáp dụng pháp luật vềchuyển giao

sởhữu công nghiệp

Thứnhất,Nhà nước cần xây dựng các chương trình, chính sách hỗtrợcác doanh nghiệp xây dựng chính sách sản xuất kinh doanh gắn liền với hoạt động tạo lập, xác lập các đối tượng SHCN; hỗtrợkinh phí cho các tổchức, cá nhân trong việc tạo lập, xác lập các đối tượng SHCN ký ra nước ngoài. Đồng thời xây dựng bộ phận chuyên trách, cán bộchuyên trách có kiến thức chuyên môn sâu vềSHCN.

Thứhai,tăng cường thông tin về đối tượng SHCNđến toàn xã hội. Thông tin về đối tượng SHCN là yếu tốquan trọng giúp cho quá trình thực hiện hợp đồng diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian chi phí. Biện pháp hiệu quảchính là thúc đẩy hoạt động đại diện SHCN. Tăng cường khai thác, áp dụng thông tin sáng chếvà bảo hộ, khai thác sáng chếsẽgiúp các doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trên thịtrường Việt Nam.

Thứba,thành lập Tòa án chuyên trách vềgiải quyết các vấn đềliên quan đến SHTT. Thực tiễn giải quyếtởcác Tòa án nước ta cho thấy kiến thức vềSHTT của cán bộxét xửcòn hạn hẹp bởi thực chất SHTT là một lĩnh vực mới xuất hiện không lâu nên chưa tồn tại nhiều án lệtrong lĩnh vực này. Vì vậy sẽgặp nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết vụviệc, vụán liên quan đến SHTT nói chung và chuyển giao quyền SHCN nói riêng. Bởi vì hầu hết các thẩm phán hiện nay chưa trang bị đầy đủcác kiến thức liên quan đến quyền SHTT, đặc biệt là các kiến thức chuyên sâu. Thành lập Tòa án chuyên trách sẽtăng tính chuyên sâu, giải quyết nhanh chóng các vụviệc SHTT.

Thứtư,phổbiến sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng vềnhững chủtrương, chính sách của Trung ương và địa phương vềkhuyến khích phong trào sáng tạo. Thường xuyên tổchức các cuộc hội thảo, hội nghị, triển lãmđểgiới thiệu các công trình sáng tạo, các sáng chế, giải pháp hữu ích. Có biện pháp giúp đỡvà tạo điều kiện cho các tác giả, các tập thểtác giảcó sáng chế, giải pháp hữu ích trong

việc tổchức các Hội thảo, các Hội nghịchuyên đề, các Hội thi, Triển lãm… đểcác tác giảcó dịp báo cáo các công trình của mình với khách hàng nhằm chuyển giao rộng rãi vào sản xuất và đời sống.

Thứnăm,mởrộng hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện chuyển giao quyền SHCN từcác nước khác, tăng năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong nước, từ đó cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Hiện nay, thực tiễn hoạt động chuyển giao quyền SHCNởViệt Nam đang cho thấy xu hướng phát triển tích cực. Hoạt động đã góp phần khai thác được các công dụng, giá trịkinh tếtừcác đối tượng quyền SHCN mang lại, trởthành một công cụtrong phát triển kinh tế. Trong nhiều năm qua đã có nhiều vụviệc chuyển giao thành công tuy nhiên bên cạnh đó thực tiễn chuyển giao đã cho thấy nhiều bất cập và hạn chế. Trong chương 3, tác giảLuận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:

1. Phân tích nhu cầu hoàn thiện pháp luật vềchuyển giao quyền SHCN, trong đó có nhu cầu từphía Nhà nước, các chủthểtham gia và nhu cầu của xã hội;

2. Đềra và phân tích 03 phương hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về chuyển giao quyền SHCN;

3. Đềxuất và làm rõ 06 kiến nghịhoàn thiện pháp luật vềchuyển giao quyền SHCN trên cơ sởcác vấn đềthực trạng pháp luật đã phân tíchởchương 2; 4. Đềxuất và làm rõ 05 kiến nghịnâng cao hiệu quảáp dụng pháp luật về

chuyển giao quyền SHCN trên cơ sởthực tiễn hoạt động chuyển giao quyền SHCN và những hạn chế, vướng mắc đã phân tíchởchương 2.

KẾT LUẬN

Toàn bộLuận văn là quá trình nghiên cứu, phân tích vấn đềchuyển giao quyền SHCN theo quy định pháp luật Việt Nam. Chuyển giao quyền SHCN tạo nên động lực nghiên cứu và thương mại hóa quyền SHTT nói chung và đối tượng quyền SHCN nói riêng. Khi vấn đềSHTT vượt qua ranh giới lãnh thổquốc gia và trở thành xu thếtoàn cầu thì hoạt động chuyển giao quyền SHCN càng được quan tâm. Luận văn đã phân tích các vấn đềpháp lý xung quanh chuyển giao quyền SHCN, từ cơ sởlý luận, thực trạng quy định pháp luật đến thực tiễn chuyển giao quyền SHCN ởViệt Nam hiện nay. Thực tiễn của hoạt động chuyển giao quyền SHCN vẫn còn gặp nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật. Với mục tiêu nghiên cứu một cách có hệthống những quy định của pháp luật vềchuyển giao quyền SHCN. Từ đó Luận văn đãđưa ra được một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện hệthống pháp luật, thông qua đó giải quyết một sốhạn chế, tăng cường đẩy mạnh hoạt động chuyển giao quyền SHCN. Qua việc nghiên cứu đềtài với những giải pháp và kiến nghị đưa ra, tác giảhi vọng sẽgóp một phần nhỏtrong hoạt động nghiên cứu xây dựng hệthống pháp luật hoàn thiện hơn vềchuyển giao quyền SHCN.

Tuy nhiên khắc phục những hạn chếnày không thểgiải quyết trong một thời gian ngắn mà cần có sựthay đổi đồng bộvà kết hợp nhiều yếu tốbao gồm cả điều kiện kinh tếxã hội, văn hóa. Cần có những nghiên cứu sâu sắc hơn vềvấn đề chuyển giao quyền SHCN nhằm hoàn thiện triệt đểhệthống pháp luật Việt Nam về hoạt động chuyển giao quyền SHCN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Bá Bình (2006),Nhượng quyền thương mại – Bản chất và mối quan

hệvới hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động li- xăng. Tạp chí nghiên

cứu pháp luật, Văn phòng Quốc Hội số02/2006.

2. Cục Sởhữu trí tuệ(2014),Báo cáo thường niên hoạt động sởhữu trí

tuệnăm 2014, Hà Nội.

3. Cục Sởhữu trí tuệ(2015),Báo cáo thường niên hoạt động sởhữu trí

tuệnăm 2015, Hà Nội.

4. Cục Sởhữu trí tuệ(2016),Báo cáo thường niên hoạt động sởhữu trí

tuệnăm 2016, Hà Nội.

5. Cục Sởhữu trí tuệ(2017),Báo cáo thường niên hoạt động sởhữu trí

tuệnăm 2017, Hà Nội.

6. Đào ThịDung (2016),Pháp luật vềgóp vốn bằng quyền sởhữu trí tuệ tại Việt

Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ, Hà

Nội.

7. Lê ThịHạt (2015),Phân tích các yếu tốquyền sởhữu trí tuệcóảnh hưởng tới

kết quảhoạt động định giá nhãn hiệu tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.

8. Lê ThịLiên (2018)Pháp luật vềhợp đồng chuyển giao quyền sửdụng quyền

sởhữu công nghiệp.Luận văn thạc sĩ Đại học Luật –Đại học Huế.

9. Trần Khánh Ly (2015)Chuyển giao quyền sửdụng các đối tượng sở hữu công

nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam.Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa

Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10.Dương ThịThu Nga (2014),Định giá tài sản trí tuệtheo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội.

11.HồThúy Ngọc (2015)Đánh giá hoạt động thương mại hóa quyền sởhữu

công nghiệp đối với sáng chế ởViệt Nam.Tạp chí Nghiên cứu kinh tế

số10/2015 trang 28-38.

12.Lê Nết (2011),Tài liệu bài giảng Quyền sởhữu trí tuệ,NXB Đại học quốc gia thành phốHồChí Minh.

13.Hoàng Lan Phương (2011)Pháp luật vềthương mại hóa quyền sở hữu trí

tuệ.Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

14.Hoàng Lan Phương (2017)Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam

về định giá tài sản trí tuệ. Tạp chí Chính sách và quản lí Khoa học và Công

nghệsố2/2012.

15. Thủtướng Chính phủ, Quyết định số418/QĐ-TTg ngày 11/04/2012 vềPhê duyệt chiến lược phát triển khoa học và công nghệgiai đoạn 2011- 2020.

16.Nguyễn Thanh Tùng (2013)Chuyển giao quyền sửdụng nhãn hiệu theo pháp

luật Việt Nam.Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

17.Trường Đại học Luật Hà Nội (2008),Giáo trình Luật sởhữu trí tuệ Việt Nam, Nxb Công an nhân dân.

18.Trần ThịHồng Thúy (2012),Kiểm soát hợp đồng nhượng quyền thương

mại theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật sởhữu trí tuệ.

Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

19.Nguyễn Hữu Xuyên (2018),Cần những giải pháp đồng bộ đểthúc đẩy khai

thác, thương mại hóa sáng chế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam

số09/2018.

Tiếng Anh

20.Kalmi Idris (2003)Intelectual Property: A power tool economic growth.

21.WIPO,Intellectual Property Hanbook: Policy, Law and Use

22.WIPO,Understanding Industrial Property

23.WIPO,What is Intellectual Property

24.WIPO,Valuation of Intellectual Property: What, Why and How, WIPO Magazine Issue No. 05, 2003, page 5-9

Một phần của tài liệu NGUYỄN QUỐC ĐẠT - PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w