Một số khái niệm C cho AVR.

Một phần của tài liệu Báo cáo Kỹ thuật xung số tương tự và kỹ thuật đo lường điều khiển Đề tài: CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ CỒN (Trang 34 - 37)

Một chương trình C cho AVR thường bao gồm các thành phần như: chú thích (comments), biểu thức (expressions), câu lệnh (statements), khối (blocks), toán tử, cấu trúc điều khiển (Flow controls), hàm (functions)…

Chú thích (comments): có 2 cách để tạo phần chú thích trong C là chú thích từng dòng bằng 2 dấu “//” như trong dòng đầu của đoạn ví dụ “//day la chu thich, khong duoc bien dich” hoặc chú thích block bằng cách kẹp block cần chú thích vào giữa /* ….*/ ví dụ:

/*

Ban co the type bat ky chu thich nao trong block nay

Ngay ca khi ban xuong dong

Phan chu thich thuong co mau chu la green */

Tiền xử lí (preprocessor): là một tiện ích của ngôn ngữ C, các preprocessor được trình biên dịch xử lí trước tất cả các phần khác, các preprocessor có chức năng tương tự các Directive trong ASM cho AVR.Các preprocessor được bắt đầu bằng dấu “#”, trong số các preprocessors trong ngôn ngữ C có hai preprocessors được sử dụng phổ biến nhất là #include và #define. Preprocessor #include chỉ định 1 file được đính kèm trong quá trình biên dịch (tương đương .INCLUDE trong ASM) và #define để định nghĩa 1 chuổi thay thế hoặc 1 macro. Xem các ví dụ sau: #include "avr/io.h" *đính kèm nội dung file io.h trong lúc biên dịch (file io.h nằm trong thư mục con avr của thư mục include trong thư mục cài đặt của WinAVR).*/ #define max (a,b) ((a)>(b)? (a): (b)) /*định nghĩa một macro tìm số lớn nhất trong 2 số a và b, trong chương trình nếu bạn gọi x=max(2,3) thì kết quả thu được x=3.*/

Biểu thức (Expressions): là 1 phần của các câu lệnh, biểu thức có thể bao gồm biến, toán tử, gọi hàm…, biểu thức trả về 1 giá trị đơn. Biểu thức không phải là 1 câu lệnh hoàn chỉnh. Ví dụ: PORTB=val.

Câu lệnh (Statement): thường là 1 dòng lệnh hoàn chỉnh, có thể bao gồm các keywords, biểu thức và các câu lệnh khác và được kết thúc bằng dấu “;”. Ví dụ: unsigned char val=1; val*=2; …là các câu lệnh.

Khối (Blocks): là sự kết hợp của nhiều câu lệnh để thực hiện chung 1 nhiệm vụ nào đó, khối được bao bởi 2 dấu mở khối “{“ và đóng khối “}”: ví dụ 1 khối:

Toán tử (Operators): là những ký hiệu báo cho trình biên dịch các nhiệm vụ cần thực hiện, các bảng bên dưới tóm tắt các toán tử C dùng cho lập trình AVR:  Bảng 1 các toán tử đại số: dùng thực hiện các phép toán đại số quen thuộc,

trong đó đáng chú ý là các toán tử “++” (tăng thêm 1) và “--“ (bớt đi 1), chú ý phân biệt y=x++ và y=++x, ví dụ ta có x=3 trong khi y=x++ nghĩa là gán x cho y rồi sau đó tăng x thêm 1, điều này không ảnh hưởng đến y (cuối cùng y=3, x=4) trong khi y=++x nghĩa là tăng x trước rồi mới gán cho y (cuối cùng y=x=4), tương tự cho các trường hợp của toán tử “--“ .

Bảng 2 Toán tử truy cập và kích thức: toán tử [] thường được sử dụng khi

bạn dùng mảng trong lúc lập trình, phần tử thứ của mảng sẽ được truy xuất thông qua [i], chú ý mảng trong C bắt đầu từ 0.

Bảng 3 Toán tử Logic và quan hệ: thực hiện các phép so sánh và logic,

thường được dùng làm điều kiện trong các cấu trúc điều khiển, chú ý toán tử so sánh bằng “==”, toán tử này khác với toán tử gán “=”, trong khi y = x nghĩa là lấy giá trị của x gán cho y thì (y== x) nghĩa là “nếu y bằng x”.

Bảng 4 Toán tử thao tác Bit (Bitwise operator): là các toán tử thực hiện

trên từng bit nhị phân của các con số, các toán tử dịch trái “<<” và dịch phải ">>" rất thường được sử dụng khi xử lí số.

Bảng 5 các toán tử khác: là 1 số toán tử đặc biệt rất hay sử dụng nhưng

chúng ta thường không để ý vì vai trò của chúng rất dễ nhận thấy. Đặc biệt chú ý toán tử “?:” là 1 toán tử rất đặc biệt của C so với các ngôn ngữ lập trình khác, “?:” là toán tử 3 ngôi duy nhất có thể dùng thay thế cho cấu trúc “if” đơn giản.

Một phần của tài liệu Báo cáo Kỹ thuật xung số tương tự và kỹ thuật đo lường điều khiển Đề tài: CẢM BIẾN NỒNG ĐỘ CỒN (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w