Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông

Một phần của tài liệu Hướng dẫn dạy bài thực hành địa lí 8 (Trang 27 - 30)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

3. Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông

- Trên lưu vực sông Hồng : mùa mưa bắt đầu sớm hơn vào tháng 5, từ tháng 6 đến tháng 10, mùa mưa trùng khớp với mùa lũ.

- Trên lưu vực sông Gianh : mùa mưa bắt đầu sớm hơn vào tháng 8, từ tháng 9 đến tháng 11, mùa mưa trùng khớp với mùa lũ.

Bài 40 ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỔNG HỢP A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức

- Hiểu được cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của một lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên.

- Hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thực vật,...).

- Hiểu được sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên (đồi núi, cao nguyên, đồng bằng) theo một tuyến cắt cụ thể dọc Hoàng Liên Sơn, từ Lào Cai đến Thanh Hóa.

2. Kĩ năng

Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp.

II. CHUẨN BỊ

- Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam treo tường. - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường. - Lát cắt tổng hợp trong SGK được phóng to. - Thước kẻ có chia mm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Hoạt động 1 :Xác định tuyến cắt A - B trên bản đồ

- HS (cá nhân) căn cứ vào lược đồ Việt Nam (góc phải lát cắt) để xác định hướng của tuyến cắt A - B. Sau đó, căn cứ vào lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới thành phố Thanh Hóa (A - B) đễ xác định lát cắt đi qua những khu vực địa hình nào. Một số HS công bố kết quả trước lớp. HS toàn lớp xác định kết quả đúng.

- HS (cá nhân) tính độ dài của tuyến cắt A - B theo tỉ lệ ngang của lát cắt.

+ GV hướng dẫn HS cách tính : căn cứ vào tỉ lệ ngang của lát cắt là 1/2.000.000, nghĩa là 1cm trên lát cắt bằng 20 km trên thực địa ; đo khoảng cách A - B bao nhiêu cm rồi nhân với 20 km, được kết quả cần tính.

+ HS tính toán cho kết quả.

+ Một số em công bố kết quả trước lớp. HS toàn lớp xác định kết quả đúng.

* Hoạt động 2 :Xác định trên lát cắt các loại đất, đá, các kiểu rừng

- HS theo nhóm (lớp được chia thành ba nhóm, mỗi nhóm phụ trách một khu vực địa lí) dựa trên kí hiệu và bản chú giải của từng hợp phần tự nhiên, cho biết trên lát cắt (từ A đến B và từ dưới lên trên) :

+ Có những loại đá, loại đất nào ? Chúng phân bố ở đâu ?

+ Có mấy kiểu rừng ? Chúng phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào ? - GV hướng dẫn HS ghi kết quả làm việc nhóm vào bảng theo mẫu gợi ý sau :

BẢNG 40.1. CÁC HỢP PHẦN TỰ NHIÊN TRÊN LÁT CẮT

Khu núi cao Hoàng Liên Sơn

Khu cao nguyên Mộc Châu Khu dồng bằng Thanh Hóa Độ cao Loại đá Loại đất Kiểu rừng

- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả trước lớp. GV hướng dẫn HS toàn lớp quan sát lát cắt, xác nhận các kết quả đúng.

* Hoạt động 3 :Trình bày sự khác biệt khí hậu trong khu vực

- HS theo nhóm (lớp được chia thành ba nhóm, mỗi nhóm phụ trách một khu vực địa lí) căn cứ vào bảng số liệu 40.1 (Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của ba trạm khí tượng trên tuyến cắt A - B) và biểu đồ khí hậu của ba trạm Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thanh Hóa để trình bày sự khác biệt khí hậu trong khu vực.

- GV gợi ý để HS nhắc lại đặc điểm của các kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa núi cao, ôn đới gió mùa núi cao.

- HS thực hiện yêu cầu của bài thực hành. GV hướng dẫn HS ghi kết quả làm việc nhóm vào bảng theo mẫu gợi ý sau :

Khu vực Yếu tố khí hậu

Khu núi cao Hoàng Liên Sơn

Khu cao nguyên Mộc Châu

Khu dồng bằng Thanh Hóa

Nhiệt độ TB năm Lượng mưa năm Các mùa trong năm

Kiểu khí hậu

- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả trước lớp. GV hướng dẫn HS toàn lớp quan sát lát cắt, xác nhận các kết quả đúng.

* Hoạt động 4 : Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên theo ba khu vực và báo cáo trước lớp

- HS theo nhóm (lớp được chia thành ba nhóm, mỗi nhóm phụ trách một khu vực địa lí) tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên theo ba khu vực trên cơ sở kết quả hoạt động 2 được thể hiện ở bảng 40.1, bảng 40.2 và kết quả của hoạt động 3.

- GV mời đại diện của mỗi nhóm báo cáo kết quả trước lớp ; hướng dẫn HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung, hoàn thành báo cáo.

B. BÀI LÀM THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu Hướng dẫn dạy bài thực hành địa lí 8 (Trang 27 - 30)