Diện cắt dƣơng tính theo kích thƣớ cu

Một phần của tài liệu NGUYENVANHUNG-LA (Trang 109 - 111)

Kích thƣớc u cũng là một yếu tố quan trọng liên quan tới sự tái phát. Khối u to hơn sẽ có nguy cơ tái phát cao hơn [120],[121],[122]. Ở UTTB đáy, u có kích thƣớc lớn hơn có xâm nhập sâu hơn [122]. Kích thƣớc tổn thƣơng của UTTB vảy có mối tƣơng quan với sự tái phát và độ sâu của xâm lấn [120]. Cherpelis cùng các cộng sự công bố trong nghiên cứu của họ rằng kích

thƣớc khối u có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với sự di căn, cụ thể khối u lớn hơn 2 cm có nguy cơ di căn cao hơn, trong khi đó những trƣờng hợp UTTB vảy xâm lấn có kích thƣớc nhỏ hơn 1 cm cũng có thể di căn, nhƣng tỷ lệ ít hơn [123].

Chúng tôi thấy trong các u có kích thƣớc khác nhau, diện cắt dƣơng tính xa nhất lớn nhất ở các u có kích thƣớc nhỏ hơn 1 cm là 4 mm (chiếm 37,5%); ở các kích thƣớc lớn hơn, tế bào UT đƣợc tìm thấy xa hơn với tỷ lệ cao hơn. Tế bào UT ở lát cắt 5 mm chiếm 12,8% số u 1-2 cm; 18,2% số u 2-4 cm và tới 50% số u lớn hơn 4 cm. Tỷ lệ này cũng khá cao ở lát cắt 4 mm, lần lƣợt là 23,1% (kích thƣớc u 1-2 cm); 45,5% (kích thƣớc u 2-4 cm) và 50% (kích thƣớc u lớn hớn 4 cm). Đặc biệt có 1 trƣờng hợp u kích thƣớc 2-4 cm có diện cắt dƣơng tính xa nhất là 6 mm (4,5%).

Nhƣ vậy với các u còn nhỏ, phẫu thuật viên sẽ có nhiều sự lựa chọn đƣờng cắt rộng hơn để tránh tái phát. Trong nghiên cứu của chúng tôi, không thấy có sự liên quan giữa kích thƣớc u với tình trạng xâm nhập vi thể ở diện cắt trên nhỏ hơn 5 mm. Điều này chƣa khẳng định đƣợc u có kích thƣớc càng lớn thì xâm lấn càng rộng lên các diện cắt trên u. Nhƣ vậy u có kích thƣớc 1- 4 cm thì đƣờng cắt gần nhƣ tƣơng đƣơng ở mức 5 mm trở lên với UTTB đáy là đủ hết xâm lấn u. Với UTTB vảy mặc dù nghiên cứu thấy mức xâm lấn chỉ đến 5 mm tuy nhiên tỷ lệ xâm lấn tƣơng đối cao ở mức 4 mm và 5 mm. Do vậy, chúng tôi khuyến cáo đối với UTTB vảy cần cắt rộng đến 10 mm cách rìa u. Một số trƣờng hợp xác định thể GPBL trên lâm sàng khó khăn, nên phẫu thuật viên chấp nhận cắt rộng chỉ 5 mm và bệnh nhân đƣợc khuyến cáo theo dõi sát sao hơn. Trên thực tế, những trƣờng hợp UT da khi đến bệnh viện là những u có kích thƣớc lớn, nên việc lựa chọn đƣờng cắt tối ƣu đảm bảo thẩm mỹ khó có thể thực hiện. Vì vậy bệnh nhân UT da đành phải chấp nhận mất thẩm mỹ để đổi lại giảm nguy cơ tái phát hoặc chữa khỏi bệnh. Do vậy,

phát hiện bệnh UT da ở giai đoạn sớm, khi khối u còn nhỏ, sẽ cho phép phẫu thuật viên nhiều lựa chọn có lợi cho bệnh nhân hơn để tránh tái phát, đảm bảo chức năng và có thẩm mỹ tốt hơn. Để làm đƣợc điều này, cần phải tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng, giúp ngƣời dân đi khám bệnh định kỳ nhằm phát hiện UT giai đoạn sớm.

Một phần của tài liệu NGUYENVANHUNG-LA (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w