Định nghĩa Flow logic với ABAP:

Một phần của tài liệu ABAP programming I ppt (Trang 80 - 85)

II. Giới thiệu ABAP: 1 ABAP và Workbench:

c. Định nghĩa Flow logic với ABAP:

Sau khi định nghĩa screen và GUI status, bạn định nghĩa flow logic của screen. Flow logic của screen xác định các hành động trong quá trình xử lý screen.

Không giống như chương trình ABAP, bạn định nghĩa flow logic của screen bằng trình soạn thảo ‘Flow logic’ - tương tự như công cụ ABAP Editor.

Để truy cập vào trình soạn thảo ‘Flow logic’, bạn chọn tùy chọn ‘Flow logic’ trên ‘Screen Painter: Initial Screen’ của công cụ Screen Painter.

Khi bạn định nghĩa flow logic, bạn cần phải viết code trong một số sự kiện. Một sự kiện là một hành động xảy ra trong suốt quá trình xử lý screen. Bạn cũng có thể tạo chương trình ABAP, gắn nó vào sự kiện, thay vì viết code trực tiếp trong sự kiện. Làm như thế sẽ tăng thêm tính dễ đọc và giảm nhiều code phức tạp khi định nghĩa flow logic của screen.

Khi định nghĩa flow logic bạn cần làm việc với các sự kiện:

+ Sự kiện PROCESS BEFORE OUTPUT (PBO) được gọi trước khi màn hình được tải.

+ Sự kiện PROCESS AFTER INPUT (PAI) được gọi sau khi bạn giao tiếp với màn hình.

+ Sự kiện PROCESS ON HELP-REQUEST (POH) được gọi khi bạn nhấn F1 cho 1 trường trên màn hình. Trong SAP R/3, khi bạn xem tài liệu trợ giúp cho từng trường, bạn cần nhấn F1.

+ Sự kiện PROCESS ON VALUE-REQUEST (POV) được gọi khi bạn nhấn F4 trên trường. Trong SAP R/3, khi bạn muốn xem danh sách các giá trị nhập cho trường, bạn cần nhấn F4.

Khi định nghĩa flow logic cho screen, bạn cần sử dụng các từ khóa bên trong flow logic. Từ khóa cho phép bạn thực thi một công việc xác định. Ví dụ: gọi màn hình khởi tạo của chương trình, sử dụng từ khóa call.

Ngoài từ khóa call, bạn có thể sử dụng các từ khóa khác khi bạn định nghĩa flow logic cho một screen.

Chương trình include là chương trình không thể được thực thi độc lập. Để thực thi chương trình include, bạn cần gọi chúng trong chương trình khác bằng câu lệnh

INCLUDE.

Các mẫu tự của chương trình include thể hiện loại include. Chương trình include có bốn loại:

1. Form: danh sách các giá trị nhập cho 1 trường

2. Output: chỉ định chuỗi xuất hiện trên title bar trước khi người dùng thấy màn hình 3. Top: gọi màn hình khởi tạo của chương trình dialog

4. Input: theo dõi giao tiếp của người dùng xảy ra trên màn hình

Chương trình include ‘Zprog1_O01’ gắn với sự kiện PBO. Chương trình include ‘Zprog1_I01’ gắn với sự kiện PAI. Cuối cùng chương trình ‘Zprog1_F01’ gắn với sự kiện POH và POV.

Bạn sử dụng từ khóa case để đảm bảo công việc thích hợp được thực thi khi bạn nhấn vào nút Back trên màn hình.

Bạn sử dụng module ‘Z_AIRDES’ để đảm bảo tài liệu trợ giúp xuất hiện khi bạn đặt con trỏ trong trường và nhấn F1.

Ghi chú: Sự kiện là hành động xảy ra trong khi xử lý screen. Sự kiện gắn với một screen là PROCESS BEFORE OUTPUT (PBO), PROCESS AFTER INPUT (PAI), PROCESS ON HELP_REQUEST (POH) và PROCESS ON VALUE-REQUEST (POV).

Bạn có thể sử dụng các từ khóa để gọi chương trình ABAP khi một sự kiện xảy ra. Các từ khóa bao gồm call, module, case và if.

Bạn sử dụng chương trình include để quản lý và nâng tính dễ đọc cho chương trình khi định nghĩa flow logic. Chương trình include là form, input, output và top.

Bài tập:

Gõ SE80 trong trường Command trên thanh công cụ và nhấn Enter để truy cập vào công cụ Object Nagigator.

Chọn loại chương trình là ‘Module pool’ trong list box ‘Type’ => Continue => nhấp Save => gõ $TMP trong trường Package, nhấn Save. Sau đó nhấp Program - Activate. Cuối cùng nhấp Continue.

Sau khi lưu và kích hoạt chương trình dialog, bạn có thể thiết kế screen. Transaction code để truy cập vào công cụ Screen Painter là SE51.

Gõ ‘Capturing Employee Details’ trong trường ‘Short description’, gõ 200 vào trường ‘Next Screen’ => Enter.

Màn hình ‘Screen Painter: Change Screen ZFIRST 0100’ được mở => nhấp biểu tượng Input/Output trên pane trái => nhấp vào box trên màn hình => nhấp và nhấn phím spacebar trong trường Text và gõ INPUT_NAME trong trường Name, sau đó nhấn Enter.

Giả sử bạn muốn trường nhập liệu chỉ chấp nhận các ký tự. Chọn ‘CHAR character string, fixed length’ trong list box ‘Format’.

Thiết kế GUI status: nhấp Expand kế bên ‘Function Keys’. Nhấp, gõ Save và Back trong text box phía trên biểu tượng Save và Back => User interface - Activate => User interface - Save.

Sau khi thiết kế screen và GUI status, bạn cần định nghĩa flow logic của screen. Giả sử bạn tạo chương trình module ‘STATUS_0100’ chứa mã thể hiện chuỗi ‘Easy Nomad Limited’ trên title bar của màn hình ‘Easy Nomad Limited - Employee Tracking System’. Bạn muốn gọi chương trình module này bên trong sự kiện PBO => sử dụng từ khóa module:

Giả sử bạn tạo hai module: STATUS_0100 và USER_COMMAND_0100 chứa mã thể hiện customized menu bar trước khi người dùng thấy màn hình. Chương trình module ‘USER_COMMAND’ chứa mã theo dõi tất cả giao tiếp của người dùng xảy ra trên màn hình. Sử dụng sự kiện PROCESS BEFORE OUTPUT để thực thi chương trình STATUS_0100 và sử dụng sự kiện PROCESS AFTER INPUT để thực thi chương trình USER_COMMAND_0100.

Một phần của tài liệu ABAP programming I ppt (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w