Tại mỗi nhiệt độ ram, thời gian ram cũng được thay đổi trong phạm vi 2-5 giờ để quan sát sự thay đổi độ cứng. Kết quả như thể hiện trong các hình tiếp theo sau.
Hình 3.32 Đồ thị ảnh hưởng của thời gian ram đến độ cứng vật liệu, nhiệt độ ram 280o
49
Có thể thấy, ở tất cả các chế độ ram, độ cứng sau ram đều giảm đi so
với độ cứng sau tôi. Một số kết quả thể hiện trên các mẫu sau ram tại nhiệt
độ 280oC khi thời gian thay đổi như sau:
Mẫu được tôi ở nhiệt độ 1005oC, độ cứng giảm trong giờ ram thứ 2 và
thứ 3 (HRC3-0 = -1,6HRC), sau đó tăng và ổn định độ cứng ở giờ thứ 4
và thứ 5 và sau 5 giờ thì HRC còn là 43,7. Mẫu được tôi ở nhiệt độ 980oC,
độ cứng tăng ở giờ thứ 2 và 3 sau đó giảm và ổn định ở giờ thứ 4 và 5. Mẫu
được tôi ở nhiệt độ 955oC độ cứng giảm ở giờ thứ 2 nhưng tăng ở giờ thứ 3
sau đó giảm và ổn định ở giờ thứ 4 và 5. Mẫu 930oC độ cứng giảm đều
theo thời gian và ổn định ở giờ thứ 4 và 5. Mẫu được tôi ở nhiệt độ 905oC
độ cứng giảm sâu ở giờ thứ 3, tuy nhiên tăng cao (HRC4-3 = 1,8 HRC) ở
giờ thứ 4 và giảm ở giờ thứ 5. Khi ram được 2 -3 giờ, thì mẫu được tôi ở
nhiệt độ 1005, 930 và 905oC độ cứng giảm. Mẫu được tôi ở nhiệt độ 980oC
độ cứng tăng. Với mẫu sau được tôi ở nhiệt độ 955oC có vẻ độ cứng ổn
định sau khi ram 2 giờ. Sau 5 giờ ram thì độ cứng của tất cả các mẫu đều
giảm so với ban đầu. Trong đó mẫu ram ở 930oC có độ cứng giảm mạnh
nhất. (HRC = HRCban đầu – HRC5h ram = 46,9 – 44,5 = 2,4HRC). Mặc dù
có sự thay đổi độ cứng giữa các mẫu. Tuy nhiên mức độ thay đổi không
nhiều và đôi khi nó có thể còn đến từ sai số phép đo nên việc nhận định sự
khác nhau cũng chưa thực sự rõ ràng.
Hình 3.33 Đồ thị ảnh hưởng của thời gian ram đến độ cứng vật liệu, nhiệt độ ram 360oC
Với các mẫu sau ram tại 360oC, biến thiên độ cứng có vẻ tuân theo quy luật thông thường đã rõ ràng hơn khi ram thép hợp kim thấp và trung bình. Giá trị độ cứng đều có xu hướng giảm khi tăng thời gian ram. Tại nhiệt độ ram 360oC với
thời gian giữ nhiệt 2÷5 giờ giá trị độ cứng của các mẫu đều giảm sau 5 giờ ram so với mẫu sau tôi và dao động trong khoảng 43÷47,2 HRC. Điều này là kết quả của việc hình thành các hạt của pha hóa bền có kích thước tăng theo thời gian.
Hình 3.34 Đồ thị ảnh hưởng của thời gian ram đến độ cứng vật liệu, nhiệt độ ram 440o
C
Trên các đồ thị tại hình 3.35 cho thấy nhiệt độ ram càng cao, xu hướng thay đổi độ cứng dường như rõ hơn. Các mẫu sau ram có giá trị độ cứng 43,4÷45,8HRC. Với thời gian ram 2 giờ giá trị độ cứng của các mẫu đều giảm đi, tuy nhiên mẫu nhiệt độ tôi 1005oC tăng nhẹ 44,4 HRC cao hơn so với mẫu sau tôi 44,1HRC, sau đó khi tăng thời gian ram giá trị độ cứng giảm (43,4 HRC). Mẫu nhiệt độ tôi 930oC với thời gian ram 2÷5 giờ giá trị độ cứng của mẫu không thay đổi nhiều, thấp nhất 44,4 HRC với thời gian ram là 4 giờ và cao nhất là 45,2 HRC với thời gian ram là 2 giờ. Mẫu nhiệt độ tôi 955oC sau khi tăng thời gian ram lên 4 giờ giá trị độ cứng giảm 43,5 HRC, tiếp tục tăng thời gian ram lên 5 giờ độ cứng mẫu tăng (45,3 HRC). Ngược lại là mẫu nhiệt độ tôi 980oC giá trị độ cứng tăng 44,4 HRC với thời gian ram 4 giờ và giảm còn 43,3 HRC khi tăng thời gian ram 5 giờ. Mặc dù theo lý thuyết nhiệt độ ram càng cao thì độ cứng càng tăng do chuyển biến austenite dư và tiết pha hóa bền, tuy nhiên hàm lượng hợp kim ít nên sự tiết pha không nhiều dẫn đến độ cứng không tăng nhiều.