6. Bố cục luận văn
2.3.1. Lựa chọn phần mềm định tuyến
Hiện tại, có hai phần mềm cài đặt lên máy chủ để giả lập thiết bị định tuyến thông dụng là Bird và Quagga.
Quagga là phần mềm định tuyến phổ biến với lịch sử phát triển lâu đời, nó được phát triển dựa trên mã định tuyến Zebra từ khoảng 10 năm trước, Quagga khá thân thiện với hầu hết những người đã làm việc với thiết bị của Cisco do nó dùng các lệnh tương tự Cisco. Tuy nhiên, phần mềm này còn tồn tại một số nhược điểm như: vấn đề về hiệu năng, tồn tại nhiều lỗi và thiếu nhiều tính năng.
Bird là một phần mềm định tuyến ra đời sau, do đó nó được thiết kế khá tốt để tránh các lỗi của những phần mềm định tuyến thế hệ trước và hỗ trợ hầu hết các tính năng của một thiết bị định tuyến thông thường [4]. Một số ưu điểm của Bird có lợi cho mô hình giả lập của tôi là:
- Hoạt động ổn định, thời gian đáp ứng nhanh và không yêu cầu cao về phần cứng thiết bị;
- Hỗ trợ hầu hết các giao thức định tuyến như Routing Information Protocol (RIPv2); Open Shortest Path First (OSPFv2, OSPFv3);
- Linh hoạt trong việc cấu hình thiết bị (bằng giao diện dòng lệnh hoặc chỉnh sửa file cấu hình).
Theo các thử nghiệm gần đây thì trong cùng một công việc Bird luôn có thời gian đáp ứng tốt hơn và tiêu tốn ít tài nguyên hệ thống hơn Quagga. Với các ưu điểm như vậy tôi quyết định chọn Bird là phần mềm định tuyến cho mô phỏng của mình. Bird hỗ trợ cả hai phiên bản IPv4 và IPv6, để tránh phức tạp tôi sẽ chỉ cài đặt và sử dụng phiên bản IPv4 cho mô hình của mình.