Trước đây do nhu cầu nuôi chó để làm cảnh chưa phát triển nên các đề tài nghiên cứu về các bệnh trên chó còn ít. Mãi đến những năm gần đây, nhu cầu nuôi chó làm thú cưng phát triển mạnh, nên các bệnh về thú cưng mới được quan tâm. Nhưng các đề tài nghiên cứu về các bệnh trên chó còn ít đặc biệt bệnh viêm tử cung. Một vài nghiên cứu của một số tác giả như Sử Thanh Long & Trần Lê Thu Hằng (2015) kết luận cho rằng trong các bệnh sinh sản thường gặp ở chó thì bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,61%. Bệnh gặp nhiều ở những chó không cho đẻ hoặc đẻ không thường xuyên, chó đã đẻ nhiều lứa, chó có tuổi cao, tỷ lệ mắc bệnh giống chó ngoại cao hơn nhiều so với giống chó nội và sử dụng phác đồ phẫu thuật ngoại khoa thú y hiệu quả hơn hẳn khi sử dụng phác đồ điều trị bảo tồn trong bệnh viêm tử cung ở chó, đồng thời bằng phương pháp siêu âm trong chẩn đoán hình ảnh đã cho kết quả chẩn đoán bệnh viêm tử cung ở chó cao hơn hẳn phương pháp khám lâm sàng thông thường. Cũng cùng tương tự với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Dương (2012) và tác giả Lê Văn Thọ & cs. (2008).
Khi nghiên cứu về các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm tử cung thì các triệu chứng uống nhiều nước, chảy dịch âm đạo, bụng to bất thường hay liếm âm hộ là những dấu hiệu bệnh lý lâm sàng khá tin cậy để định hướng chẩn đoán bệnh viêm tử cung ở chó (Nguyễn Phi Bằng & Nguyễn Thị Hạnh Chi, 2019; Lê Văn Thọ & cs., 2008).
Theo Trần Ngọc Bích & cs. (2020) những chó cái có tiền sử tiêm thuốc ngừa thai có tỷ lệ mắc bệnh (16,26%) cao hơn chó không tiêm ngừa thai (6,64%). Nguyễn Phi Bằng & Nguyễn Thị Hạnh Chi (2019) nghiên cứu lâm sàng bệnh viêm tử cung trên chó và ảnh hưởng của thuốc ngừa thai bằng hormone medroxyprogesterone acetate (MPA), kết quả nghiên cứu cho thấy chó mắc bệnh viêm tử cung tại địa bàn khảo sát là 12,76%, trong đó tỷ lệ chó mắc bệnh có tiêm ngừa thai bằng hormone MPA là 60,22%. Trong tổng số ca mắc bệnh có tiêm ngừa thai bằng hormone MPA, tỷ lệ chó đã tiêm ngừa thai 1 lần là 23,21%, 2 lần 26,79% và hơn hai lần có sự gia tăng đột biến về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung là 50%. Kết quả về mô tả sự tương quan của yếu tố nguy cơ dựa vào nghiên cứu bệnh, bằng tỷ suất chênh OR cũng cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa yếu tố nguy cơ và sự xuất hiện bệnh, nguy cơ mắc bệnh của chó có tiêm ngừa thai bằng hormone progesterone cao gấp 4,29 lần so với chó không tiêm ngừa thai.
Nguyễn Văn Thanh & Nguyễn Thị Thanh Hà (2018) nghiên cứu được tiến hành trên 396 chó cái giống Berger Đức tại một số tỉnh phía Bắc, Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng và Hải Dương). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của giống chó Berger Đức nuôi tại các địa phương nói trên là khá cao, trung bình là 16,42%, biến động từ 13,54% đến 29,63%, tùy theo khu vực khảo sát. Ngoài ra, độ tuổi của chó cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh, thấp nhất là ở chó nhỏ hơn 2 năm tuổi (10,78%) và cao nhất là ở chó trên 6 năm tuổi (23,91%). Bên cạnh đó, tỷ lệ chó bị mắc bệnh cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, tỷ lệ mắc bệnh cao vào mùa hạ và mùa xuân (23,95% và 21,42%), ở mùa đông và mùa thu thì tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn (11,0% và 8,82%). Các bệnh sản khoa như đẻ khó, sát nhau và sảy thai là những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tử cung ở chó. Điều trị bệnh viêm tử cung ở chó bằng phác đồ dùng Ovulprost tiêm bắp, dùng Lugol 0,1% thụt rửa tử cung, dùng cephachlor 5mg/kg thể trọng pha với 50ml nước cất bơm vào tử cung và kết hợp trợ sức, trợ lực bằng vitamin ADE, B.complex cho kết quả cao.
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung cũng đã được nghiên cứu nhưng chưa nhiều. Đặc biệt, chưa có nhiều các công trình nghiên cứu ứng dụng chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán và điều bệnh viêm tử cung.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Dụng cụ dùng để chẩn đoán lâm sàng: nhiệt kế, ống nghe, bàn khám, cân nặng, găng tay.
Dụng cụ dùng để chẩn đoán phi lâm sàng: Máy siêu âm xách tay Chison Eco1vet, gel siêu âm, tông đơ cắt lông.
Dụng cụ phẫu thuật ngoại khoa: dao mổ, kéo, nhíp, kim, chỉ, pank, găng tay, khẩu trang, mũ đội, xăng mổ, bàn mổ, khay, gạc, bông, dây buộc, dây truyền, xi lanh.
Thuốc gây mê, thuốc gây tê và sát trùng cồn iod 5%, cồn 70oC Các loại dược phẩm sử dụng trong điều trị:
Prostaglandin F2alpha, Atrophin, Zoletil, Ketamin, Amoxicillin, Vitamin K Marbofloxaxin, Ketovet, Xylazine và ADE.
Thuốc trợ lực, trợ sức: Glucose 5%, Ringerlactac, dung dịch nước muối Nacl 0,9%.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thực trạng bệnh viêm tử cung trên chó mang đến khám và điều trị tại phòng khám phòng khám
3.2.1.1. Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung ở chó
Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm có: Tỷ lệ các bệnh sinh sản ở chó
Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống, mùa vụ, lứa đẻ, tuổi
Tần suất xuất hiện các triệu chứng biếng ăn, uống nhiều nước, sốt, chảy dịch viêm, bụng to, nôn mửa, ở chó bị viêm tử cung
Biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý máu ở chó mắc bệnh viêm tử cung Biến đổi một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở chó bị viêm tử cung Một số bệnh tích đại thể và vi thể ở chó bị viêm tử cung.
3.2.2. Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá hiệu quả chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm bệnh viêm tử cung ở chó siêu âm bệnh viêm tử cung ở chó
Trong quá trình chẩn đoán bằng siêu âm cần phân biệt viêm tử cung với các bệnh nội khoa khác như sỏi bàng quang, lồng tắc ruột, thai lưu, có chửa...
3.2.3. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung ở chó
Kết quả điều trị viêm tử cung ở các phương pháp khác nhau
Cơ hội thành công điều trị các dạng viêm tử cung và áp dụng phương pháp điều trị khác nhau.
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phƣơng pháp chẩn đoán lâm sàng bệnh viêm tử cung
Chẩn đoán lâm sàng bệnh viêm tử cung ở chó bằng phương pháp thu thập thông tin từ chủ gia súc và quan sát các triệu chứng. Các dấu hiệu nhận thấy gồm chó mệt mỏi, ủ rũ và uống nhiều nước và chưa triệt sản (cắt buồng trứng và tử cung), chó không cho đẻ, không cho giao phối và thường hay gặp ở chó hơn 4 tuổi. Nhiều trường hợp thời gian đầu cho đẻ thường xuyên, nhưng sau đó không cho đẻ và cũng không triệt sản thì đó thường là dấu hiệu nghi viêm tử cung. Tiếp theo kiểm tra cơ quan sinh dục xem có dịch chảy không, nếu viêm dạng mở thì mủ sẽ chảy từ tử cung ra bên ngoài, thường chảy dịch vào thời điểm động dục, khi đó cổ tử cung mở và dịch chảy ra ngoài. Nếu cổ tử cung đóng, không có dịch chảy ra gọi là viêm tử cung dạng đóng. Trong trường hợp này thường thấy bụng con vật có thể to, sờ nắn vùng bụng con vật cảm thấy khó chịu.
3.3.2. Phƣơng pháp phân loại các dạng viêm tử cung
Viêm tử cung ở chó được chia làm 2 dạng: Dạng đóng và dạng mở
Viêm tử cung dạng đóng
Viêm tử cung dạng đóng là trường hợp chó bị viêm tử cung có mủ trong lòng tử cung, cổ tử cung đóng kín, dịch không chảy ra ngoài, khó quan sát bằng phương pháp chẩn đoán lâm sàng.
Viêm tử cung dạng mở
Viêm tử cung dạng mở là trường hợp viêm tử cung khi dịch viêm, mủ chứa trong lòng tử cung, cổ tử cung mở và dịch viêm, mủ chảy ra ngoài âm đạo nên dễ chẩn đoán bằng phương pháp lâm sàng.
3.3.3. Phƣơng pháp phân loại giống chó nội và giống chó ngoại
Giống chó nội là những giống chó của Việt Nam gồm Dingo Đông Dương, H’Mong cộc đuôi, Bắc Hà, Phú Quốc… đã nuôi lâu đời tại Việt Nam.
Giống chó ngoại những chó du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam như giống chó Tây Ban Nha, Béc-giê (GSD), Rottweiler, Bull Pháp… nhưng cũng có thể được sinh sản tại Việt Nam.
Giống chó lai chủ yếu là giống chó ngoại lai với giống chó nội. Ngoài ra, còn có các giống chó ngoại khác giống lai với nhau.
3.3.4. Phƣơng pháp phân chia mùa vụ
Tiến hành chia mùa vụ trong năm thành bốn mùa Xuân, Hạ, Thu và Đông. Mỗi mùa có thời tiết khí hậu khác nhau đặc biệt thay đổi nhiều về nhiệt độ và độ ẩm.
Mùa Xuân từ tháng 2 đến tháng 4, mùa Hạ từ tháng 5 đến tháng 7, mùa Thu từ tháng 8 đến tháng 10 và mùa Đông từ tháng 11 năm nay đến tháng 1 năm sau.
3.3.5. Phƣơng pháp tính lứa đẻ
Sau khi đến tuổi trưởng thành cả về giới tính và thể vóc, mỗi lần cho giao phối có chửa và đẻ con được tính là một lứa đẻ. Tuy nhiên, nhiều chó có chửa nhưng sau 35 ngày trở đi mà xảy thai thì cũng được tính là một lứa đẻ.
3.3.6. Phƣơng pháp phân theo lứa tuổi
Giai đoạn 1 (dưới 2 năm tuổi): Từ khi con vật bắt đầu trưởng thành giới tính và thể vóc.
Giai đoạn 2 (2-5 năm tuổi): Từ khi con vật bước vào giai đoạn sinh sản mạnh. Giai đoạn 3 (Trên 5 tuổi): Từ lúc con vật có xu hướng già.
3.3.7. Phƣơng pháp tiến hành làm tiêu bản vi thể
Đối với chó bị viêm tử cung, sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung buồng trứng sẽ thu mẫu để làm tiêu bản bệnh lý. Cũng tương tự đối với chó khỏe, mẫu tử cung được thu nhận sau khi triệt sản để làm tiêu bản sinh lý. Các mẫu tử cung thu được sẽ gửi về bệnh viện Medlatec, địa chỉ: 42-44 phố Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội để làm tiêu bản vi thể. Hoặc gửi về bộ môn Bệnh lý, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam làm tiêu bản.
Sử dụng phương pháp làm tiêu bản tẩm đúc parafin, cắt dán mảnh bằng máy cắt chuyên dụng, nhuộm bằng phương pháp Hematoxylin - Eosin (HE).
3.3.8. Phƣơng pháp xét nghiệm sinh lý, sinh hóa
Sau khi lấy máu của chó khỏe và chó bệnh sẽ được gửi đến bệnh viện Medlatec để xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu theo địa chỉ: 42-44 phố Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội.
3.3.9. Phƣơng pháp chẩn đoán viêm tử cung bằng siêu âm
Hiện nay, kỹ thuật siêu âm rất phổ biến các phòng khám và các bước siêu âm được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị chó nghi mắc bệnh viêm tử cung bằng chẩn đoán lâm sàng tùy theo chó dữ hay không, bác sỹ sẽ quyết định đeo dọ mõm cho an toàn.
Bước 2. Người y tá bế chó lên và đặt ngửa trên bàn siêu âm, tay phải của y tá giữ hai chân trước, tay trái cầm một chân sau, bác sỹ siêu âm sẽ cầm chân còn lại bằng tay trái, còn tay phải bác sỹ siêu âm sẽ cầm đầu dò siêu âm (tùy trường hợp, có thêm chủ bệnh súc tham gia hỗ trợ cố định hai chân trước hoặc hai chân sau của chó).
Bước 3. Dùng typ gel, sau đó mở nắp và bóp gel lên trên phần bụng nơi siêu âm khu vực tử cung (tác dụng của gel siêu âm dùng để làm môi trường kết nối giữa da và đầu dò siêu âm để sóng có thể truyền thẳng xuống các mô mà không bị tán xạ, nhằm giúp tránh sự phản xạ âm thanh mạnh ở các đường biên giữa đầu siêu âm và da, sau khi bơm gel xong tiến hành cầm đầu dò đặt lên gel và gạt cho gel đều khắp mặt bụng nơi tiếp xúc nhiều với vị trí tử cung chó.
Bước 4. Tay phải của bác sỹ siêu âm cầm đầu dò và di chuyển trên mặt bụng của chó để tìm ra bàng quang, trực tràng, thận và tử cung. Khi soi đến tử cung thì dừng lại quan sát kỹ các bất thường trong tử cung, sau khi thấy bất thường có thể lưu hình ảnh trên màn hình.
Bước 5. Kết luận viêm tử cung và tiến hành đo kích thước tử cung trên màn hình để đánh giá mức độ viêm. Đặc biệt, nếu viêm tử cung tích mủ sẽ biết lượng mủ trong tử cung thông qua đường kính của tử cung bị viêm.
3.3.10. Phƣơng pháp chẩn đoán phân biệt viêm tử cung tích mủ với có chửa bằng siêu âm
Nhiều trường hợp khi mới có thai khoảng 20-25 ngày sau phối, chủ không biết và thấy chó mệt mỏi, khi đến khám và siêu âm, bác sỹ thú y rất khó phân biệt được viêm tử cung hay có chửa.
Nếu có chửa từ 28 ngày sau giao phối thì rất dễ chẩn đoán phân biệt với có chửa. Bởi khi có chửa, tim thai đập rất rõ thậm trí bọc nước ối cũng rõ và điển hình. Hình ảnh tử cung chứa thai hiển thị các bọc thai riêng rẽ, trong bọc có các khoảng tăng âm rõ là hình ảnh của thai, vùng trống âm bao bọc xung quanh là hình ảnh dịch ối, lớp màng ối của thai có cấu trúc bờ rõ ràng, hiển thị là những đoạn âm vang. Trên màn hình hiển thị có thể nhìn thấy cử động của thai và sự hoạt động của tim thai cho phép đánh giá sơ bộ tình trạng sức khỏe.
Còn đối với viêm tử cung thì trên màn hình hiển thị chủ yếu là những vùng trống âm thể hiện khối chất lỏng bất thường (dịch viêm) bên trong tử cung, đôi khi thấy xuất hiện một số vùng âm vang nhỏ rải rác. Kích thước vùng trống âm bên trong tử cung cho thấy khối lượng dịch viêm cũng như tình trạng viêm của mỗi cá thể, căn cứ vào đó bác sĩ thú y có thể đánh giá được tình trạng bệnh lý, đưa ra tiên lượng cũng như phác đồ điều trị thích hợp cho từng ca bệnh. Trong bệnh viêm tử cung (viêm dạng kín), lòng tử cung tích nhiều dịch.
Viêm tử cung dạng đóng là dễ dàng được xác định bởi sự hiện diện của sự căng phồng, các bọc chứa đầy chất lỏng ở sừng tử cung có thể chiếm một diện tích lớn trong xoang bụng và dễ dàng hình dung nếu đầu dò đặt bất cứ nơi nào trên thành bụng. Độ dày của thành tử cung có thể thay đổi tùy theo về mức độ căng phồng và chất chứa bên trong. Sừng tử cung căng phồng có thể dễ dàng theo dõi bên ngoài mép của bàng quang và xác định trong phạm vi khối ruột.
Siêu âm rất nhạy để xác định ngay cả sự tích tụ chất lỏng nhỏ trong lòng tử cung vào giai đoạn đầu của bệnh. Trong trường hợp này, dịch trong lòng tử cung được xác định tốt nhất ở vùng cuối của sừng tử cung và thân tử cung.
Việc xác định viêm tử cung tích mủ dạng mở có thể khó khăn hơn. Do sự dẫn lưu liên tục qua cổ tử cung khi mở, không ngăn ngừa sự tích tụ đủ chất lỏng để tạo ra bất kỳ sự căng phồng nào trong lòng tử cung khi kiểm tra siêu âm. Tăng tần số của đầu dò có thể giúp hình dung những khối lượng nhỏ này, nhưng điều
này không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng thực hiện. Vì vậy, viêm tử cung tích mủ dạng mở, đôi khi dịch viêm ra ngoài hết, nên dễ chẩn đoán nhầm với tử cung bình thường.
Hình 3.1. Hình ảnh siêu âm thai Hình 3.2. Hình ảnh siêu âm viêm tử cung
3.3.11. Phƣơng pháp chẩn đoán phân biệt viêm tử cung với thai lƣu bằng siêu âm
Nhiều trường hợp chó mang thai nhưng chủ nhà không biết, nếu thai bị chết lưu thì dịch chảy ra thường nghi ngờ bị viêm tử cung.
Dấu hiệu thai chết bao gồm không có nhịp tim và chuyển động của bào thai, tư thế bào thai bất thường, giảm thể tích và tăng độ vang của dịch trong túi thai, tích tụ khí trong bào thai hoặc tử cung và sự phân hủy của bào thai (England &