Khảo sát ảnh hưởng của nano ZnO lên sự phát triển của vi sinh vật:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo nano zno và ứng dụng để diệt khuẩn (Trang 28)

Sơ đồ quy trình đánh giá khả năng diệt khuẩn của màng nano ZnO được thể hiện trên (hình 2.2). Các mẫu kính (phủ và không phủ nano ZnO) đều được tiệt trùng ở 121 ℃ trong vòng 15 phút để loại bỏ hết vi sinh vật đã có sẵn trên bề mặt.

Chuẩn bị môi trường cho VSV: cân 0,6500 g Nutrient broth (Himedia, Ấn Độ) hòa tan vào trong 50 mL nước cất tiệt trùng dùng đũa thủy tinh khuấy đến khi tan hoàn toàn. Thêm 1,1000 g Agar (Duy Mai, Việt Nam) vào dung dịch và đem tiệt trùng ở nhiệt độ 121℃ trong vòng 15 phút.

Mẫu kính đã chuẩn bị được đặt vào đĩa petri. 20 μL huyền phù E.coli có nồng độ 104 CFU/mL (Phòng thí nghiệm Vi sinh Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm) được trải đều trên mặt mẫu kính (mỗi nhóm mẫu kính được lập lại 3 lần) và sấy ở

20

nhiệt độ 37 ℃ trong vòng 8 giờ. Sau đó, mẫu được đem ra và phủ một lớp môi trường dinh dưỡng cho VSV đã chuẩn bị từ trước rồi đem ủ ở nhiệt độ 37 ℃ trong vòng 24 giờ. Mẫu được đem đi quan sát bằng máy đếm khuẩn lạc (Selecta, Digital S, Tây Ban Nha).

Quy chuẩn ký hiệu mẫu được thể hiện theo bảng 2.1. Bảng 2.1. Trình tự các điều kiện chuẩn bị mẫu.

STT Ký hiệu mẫu Điều kiện thí nghiệm Nhiệt độ

1 Mo Mẫu kính phủ CMC 37 ℃

2 Mo- Mẫu kính phủ CMC + vi khuẩn E. coli 37 ℃

3 Mo+ Mẫu kính phủ CMC + nước cất tiệt trùng 37 ℃

4 M1 Mẫu kính + nano ZnO nồng độ 0,5 mg/ml 37 ℃

5 M2 Mẫu kính + nano ZnO nồng độ 1 mg/ml 37 ℃

Mẫu thủy tinh Mẫu được hấp tiệt trùng Cấy VSV với nồng độ cho trước

Ủ ở 37 ℃ trong 8 giờ Đổ môi trường NB/ Agar lên mẫu

Ủ ở 37 ℃ trong 24 giờ

Quan sát

21

6 M3 Mẫu kính + nano ZnO nồng độ 2,5 mg/ml 37 ℃

7 M4 Mẫu kính + nano ZnO nồng độ 5 mg/ml 37 ℃

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT 3.1Kết quả XRD:

Kết quả đo XRD cho ta thấy trên phổ XRD xuất hiện rõ các peak ở vị trí lần lượt là (31,82; 34,48; 36,31;47,60; 56,62; 62,92; 67,95; 69,12). Kết quả này cho thấy vật liệu tạo thành là pha tinh thể. Kết hợp từ vị trí các peak của phổ phân tích với phổ chuẩn có số hiệu JCPDS No. 01 – 089 – 1397, vật liệu tạo thành là ZnO cấu trúc lục phương wurtzite. Vị trí xuất hiện của các peak trên phổ phân tích trùng hợp với kết quả của Wang và cộng sự [34] đã công bố kết quả tổng hợp ZnO từ nguồn Zn(CH3COO)2.2H2O.

Kết hợp với kết quả đo UV – Vis, ta có thể khẳng định rằng hạt vật liệu ZnO có kích thước nano.

22

Hình 3.1. Giản đồ nhiễu xạ tia X của ZnO.

Thông qua giản đồ XRD các giá trị về kích thước hạt tinh thể trung bình được xác định bằng phương trình Debye – Sherrer (2.1) ta có bảng số liệu kích thước của các peaks đặc trưng của vật liệu nano ZnO như bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kích thước tinh thể đặc trưng của ZnO NP.

STT 2θ (độ) FWHM (radian) Cosθ (độ) L (nm) 1 31.82 0.3745 0.96 25 ± 1 2 34.48 0.2403 0.95 38 ± 1 3 36.31 0.3796 0.95 24 ± 1 4 47.60 0.0967 0.91 100 ± 1 30 40 50 60 70 002 102 112 201 101 200 103 110 100 inte nsity 2q ZnO

23 5 56.63 0.3593 0.88 27 ± 1 6 62.89 0.0437 0.85 237 ± 1 7 67.99 0.5362 0.83 19 ± 1 8 69.12 0.3878 0.82 27 ± 1 3.2Kết quả UV

Kết quả đo UV – Vis được thể hiện theo hình 3.1.

Hình 3.1 cho thấy sự xuất hiện một đỉnh hấp thụ nằm trong khoảng 350 – 400 nm. Sự xuất hiện của peak này có thể dự đoán sự có mặt của nano ZnO trong huyền phù. Kết quả này tương ứng với nghiên cứu của Wang và cộng sự và cũng như một số tác giả khác [34, 38] cho thấy sản phẩm tạo thành là ZnO.

24

3.3Kết quả TEM của mẫu ZnO:

Hình 3.3. Ảnh TEM mẫu nano ZnO.

Hình thái và kích thước hạt nano ZnO bằng phương pháp phân tích TEM được minh họa hình 3.3.

Kết quả phân tích ảnh TEM cho thấy, ZnO được tổng hợp có nhiều hình dạng khác nhau cụ thể là dạng hình que (rods) và cầu (hình 3.3a). Tuy nhiên, nano ZnO có kích thước không đồng đều, với kích thước khoảng 26 – 100 nm.

Kích thước hạt bằng TEM có sự khác biệt so với kết quả tính kích thước tinh thể thông qua kết quả XRD theo bảng 3.1. Điều này có thể giải thích được là một hạt trên ảnh TEM có thể được tạo từ nhiều tinh thể.

3.4Kết quả SEM - EDX:

Kết quả SEM – EDX của mẫu kính phủ và không phủ nano ZnO được thể hiện theo hinh 3.4a và 3.4b. Theo hình 3.4a mẫu không phủ nano (Mo) có bề mặt phẳng, trong khi đó mẫu có phủ nano ZnO (M5 - hình 3.4b) có bề mặt gồ ghề. Điều này chứng tỏ là trên mẫu M5 có các hạt nano ZnO trên bề mặt mẫu kính đã phủ.

25

(a) (b)

(c)

26

Hình 3.4. Ảnh SEM của mẫu (a) bề mặt kính mẫu Mo, (b) bề mặt kính phủ nano mẫu M4, (c)ảnh EDX mẫu kính phủ nano ZnO,(d) ảnh EDX mẫu không phủ nano ZnO.

Tuy nhiên, nano ZnO trong lớp phủ có hiện tượng kết tụ thành hạt lớn làm cho sự phân bố hạt không có sự đồng đều (hình 3.4b). Điều này có thể giải thích được là chất mang CMC có xu hương co màng khi phủ lên kính làm cho các hạt nano ZnO bị kéo lại gần nhau, đồng thời tốc độ nâng nhiệt thấp nên các hạt keo tụ lại thành hạt có kích thước lớn.

Sự có mặt của nguyên tố Zn trong mẫu nano ZnO trên phổ EDX (hình 3.4c,d) và thông qua bảng 3.2 và bảng 3.3 thành phần các nguyên tố có thể khẳng định lớp phủ trên bề mặt vật liệu có chứa Zn. Tuy nhiên, ở mẫu kính không phủ có dư nguyên tố Na, điều này có thể giải thích được là do một số mẫu không được rửa sạch sau khi ngâm kiềm. Ngoài ra, trên hình ảnh phổ có sự xuất hiện của các nguyên tố Ca, Mg, Si, Al là những thành phần của thủy tinh như vậy ta có thể kết luận là lớp vật liệu phủ lên kính có độ tinh khiết cao.

Bảng 3.2. Thành phần các nguyên tố trong mẫu kính phủ nano ZnO. Nguyên tố Khối lượng

(%) Nguyên tố (%) O 34.21 59.32 Mg 1.66 1.89 Al 0.29 0.30 Si 18.80 18.57 Ca 3.00 2.07 Zn 42.04 17.84

Bảng 3.3. Thành phần các nguyên tố trong mẫu kính không phủ nano ZnO. Nguyên tố Khối lượng (%) Nguyên tố (%)

O 64.28 74.76

27

Mg 2.05 1.57

Al 0.68 0.47

Si 21.34 14.14

Ca 1.06 0.49

3.5Kết quả phổ hồng ngoại FTIR:

Hình 3.5. Ảnh FTIR.

Phổ hồng ngoại FTIR của mẫu kính phủ nano ZnO và không phủ nano được thể hiện thông qua hình 3.5.

Sự có mặt của nano ZnO cho thấy rõ thông qua peak ở khoảng Zn – O gần 450 cm- 1 trong mẫu sau phủ. Điều này chứng tỏ mẫu đã được phủ ZnO thành công.

3.6Ảnh hưởng của nồng độ nano ZnO để diệt vi khuẩn E. coli:

28

Ảnh minh họa sau khi phủ lớp huyền phù 104 CFU/mL vi khuẩn E. coli. Mẫu Mo-

(hình 3.6a) có bề mặt trong suốt giống như bề mặt kính lúc ban đầu. Mẫu M1 (hình 3.6b) có bề mặt các hạt màu trắng li ti, phân tán không đồng đều. Mẫu M2 (hình 3.6c) xuất hiện các hạt màu trắng kích thước lớn tập trung ở giữa mặt kính xung quanh rìa là những hạt màu trắng nhỏ. Mẫu M3 (hình 3.6d) có bề mặt màu trắng có quầng màu trắng nằm xung quanh và các hạt màu trắng kích thước lớn nằm ở giữa bề mặt kính. Mẫu M4 (hình 3.6e) có bề mặt màu trắng phủ kín bề mặt mẫu kính. Mẫu Mo+ (hình 3.6f) có bề mặt trong suốt giống như bề mặt mẫu kính lúc ban đầu. Thời gian ban đầu to sau khi trải huyền phù vi sinh vật E. coli có nồng độ 104

CFU/mL, thì bề mặt mẫu không có gì thay đổi so với bề mặt lúc ban đầu chưa trải. Thời gian sau 24 giờ (t24):

Ảnh minh họa sau khi phủ lớp huyền phù 104 CFU/mL vi khuẩn E. coli ở thời gian là 24 giờ. Mẫu Mo- (hình 3.6g) có bề mặt đục và có các đốm màu trắng li ti nằm trải đều trên bề mặt kính. Đây là sự phát triển của vi sinh vật trong khoảng thời gian nuôi cấy. Mẫu M1 (hình 3.6h) và mẫu M2 (hình 3.6i) có các hạt trắng li ti nằm trên bề mặt mẫu kính và bị đục hơn so với mẫu ban đầu có thể giải thích được là do lớp phủ môi trường dinh dưỡng và cả vi sinh vật phát triển. Mẫu M3 (hình 3.6j) có bề mặt màu trắng có quầng màu trắng nằm xung quanh và các hạt màu trắng kích thước lớn nằm ở giữa bề mặt kính. Tuy nhiên, so với mẫu ở thời điểm to thì độ đục của mẫu hầu như không có sự thay đổi. Điều này có thể là do vi sinh vật không phát triển trên mẫu này. Mẫu M4 (hình 3.6k) có kết quả tương tự như mẫu M3.

Qua kết quả của sự phát triển của vi sinh vật sau 24 giờ, các mẫu có nồng độ nano ZnO phủ lên ≥ 2,5 mg/ml thì thể hiện khả năng diệt khuẩn với nồng độ vi sinh vật là 104 CFU/mL.

2

Hình 3.6. Phân bố nồng độ nano ZnO ở thời gian ban đầu (a-f), và sau 24 giờ (g-l)

(a) (b) (c) (d) (e) (f)

3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Nano ZnO có kích thước 26 – 100 nm đã được tổng hợp bằng phương pháp sol – gel đi từ kẽm acetate và NaOH. Một số tính chất của nano ZnO như là cấu trúc pha, hình dáng hạt đã được phân tích bằng XRD và TEM.

Khóa luận đã chứng tỏ được sự có mặt của nano ZnO trên bề mặt thủy tinh thông qua phương pháp SEM – EDX.

Đánh giá được khả năng diệt khuẩn của màng phủ tạo bởi hạt nano ZnO với các nồng độ nano ZnO khác nhau. Qua hình (3.6) cho thấy mẫu có nồng độ ≥ 2,5 mg/mL trong điều kiện thí nghiệm với nhiệt độ 37 ℃ trong vòng 24 giờ cho thấy khả năng diệt khuẩn ở nồng độ 104 CFU/ml.

Kiến nghị:

Trong quá trình thực hiện luận văn, một số vấn đề cần được triển khai và nghiên cứu sâu hơn:

Hoàn thiện hơn quy trình phủ màng bằng phương pháp spin – coating.

Nghiên cứu gắn hạt nano ZnO lên polyme, cụ thể là màng tinh bột có khả năng tự phân hủy sinh học ứng dụng trong băng gạc y tế, màng thực phẩm,…

Khảo sát các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến tính chất của màng nano ZnO trên ceramic như thời gian khuấy trộn, tốc độ khuấy trộn, đặc biệt là độ co màng của chất mang có độ nhớt cao sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến độ phân bố hạt nano trên mẫu vật liệu ceramic.

4

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt:

[1] N. H. Đĩnh and T. T. Đà, "Ứng dụng một số phương pháp nghiên cứu cấu trúc phân tử," (in v), 1999.

[2] N. Đ. Triệu, "Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hóa học," (in v), NXB Đại học QG Hà Nội, 1999.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh:

[3] L. K. Adams, D. Y. Lyon, and P. J. Alvarez, "Comparative eco-toxicity of nanoscale TiO2, SiO2, and ZnO water suspensions," (in e), Water research,

vol. 40, no. 19, pp. 3527-3532, 2006.

[4] S. T. Aruna and A. S. Mukasyan, "Combustion synthesis and nanomaterials," (in e), Current opinion in solid state and materials science, vol. 12, no. 3-4, pp. 44-50, 2008.

[5] H. A. Atwater and A. Polman, "Plasmonics for improved photovoltaic devices," (in e), Nature materials, vol. 9, no. 3, p. 205, 2010.

[6] M. Behnajady, N. Modirshahla, and R. Hamzavi, "Kinetic study on photocatalytic degradation of CI Acid Yellow 23 by ZnO photocatalyst," (in e), Journal of hazardous materials, vol. 133, no. 1-3, pp. 226-232, 2006. [7] H. Benhebal et al., "Photocatalytic degradation of phenol and benzoic acid

using zinc oxide powders prepared by the sol–gel process," (in e),

Alexandria Engineering Journal, vol. 52, no. 3, pp. 517-523, 2013.

[8] R. Brayner, R. Ferrari-Iliou, N. Brivois, S. Djediat, M. F. Benedetti, and F. Fiévet, "Toxicological impact studies based on Escherichia coli bacteria in ultrafine ZnO nanoparticles colloidal medium," (in e), Nano letters, vol. 6, no. 4, pp. 866-870, 2006.

[9] T. J. Brunner et al., "In vitro cytotoxicity of oxide nanoparticles: comparison to asbestos, silica, and the effect of particle solubility," (in e), Environmental science & technology, vol. 40, no. 14, pp. 4374-4381, 2006.

[10] D. Chen, X. Jiao, and G. Cheng, "Hydrothermal synthesis of zinc oxide powders with different morphologies," (in e), Solid State Communications,

vol. 113, no. 6, pp. 363-366, 1999.

[11] H. Chen, X. Wu, L. Gong, C. Ye, F. Qu, and G. Shen, "Hydrothermally grown ZnO micro/nanotube arrays and their properties," (in e), Nanoscale research letters, vol. 5, no. 3, p. 570, 2010.

5

[12] G. Fu, P. S. Vary, and C.-T. Lin, "Anatase TiO2 nanocomposites for antimicrobial coatings," (in e), The Journal of Physical Chemistry B, vol. 109, no. 18, pp. 8889-8898, 2005.

[13] K. Funakoshi and T. Nonami, "Preparation of a superhydrophilic thin film on glass substrate surfaces with titanium alkoxide solution," (in e), Journal of the American Ceramic Society, vol. 89, no. 9, pp. 2782-2786, 2006.

[14] K. Hirota, M. Sugimoto, M. Kato, K. Tsukagoshi, T. Tanigawa, and H. Sugimoto, "Preparation of zinc oxide ceramics with a sustainable antibacterial activity under dark conditions," (in e), Ceramics International,

vol. 36, no. 2, pp. 497-506, 2010.

[15] K. Hund-Rinke and M. Simon, "Ecotoxic effect of photocatalytic active nanoparticles (TiO2) on algae and daphnids (8 pp)," (in e), Environmental Science and Pollution Research, vol. 13, no. 4, pp. 225-232, 2006.

[16] R. Jalal, E. K. Goharshadi, M. Abareshi, M. Moosavi, A. Yousefi, and P. Nancarrow, "ZnO nanofluids: green synthesis, characterization, and antibacterial activity," (in e), Materials Chemistry and Physics, vol. 121, no. 1-2, pp. 198-201, 2010.

[17] N. Jones, B. Ray, K. T. Ranjit, and A. C. Manna, "Antibacterial activity of ZnO nanoparticle suspensions on a broad spectrum of microorganisms," (in e), FEMS microbiology letters, vol. 279, no. 1, pp. 71-76, 2008.

[18] S. Kanmani and K. Ramachandran, "Synthesis and characterization of TiO2/ZnO core/shell nanomaterials for solar cell applications," (in e),

Renewable Energy, vol. 43, pp. 149-156, 2012.

[19] K. Kasemets, A. Ivask, H.-C. Dubourguier, and A. Kahru, "Toxicity of nanoparticles of ZnO, CuO and TiO2 to yeast Saccharomyces cerevisiae," (in e), Toxicology in vitro, vol. 23, no. 6, pp. 1116-1122, 2009.

[20] A. Kołodziejczak-Radzimska, T. Jesionowski, and A. Krysztafkiewicz, "Obtaining zinc oxide from aqueous solutions of KOH and Zn (CH3COO) 2," (in e), Physicochemical Problems of Mineral Processing, vol. 44, pp. 93- 102, 2010.

[21] M. Li, L. Zhu, and D. Lin, "Toxicity of ZnO nanoparticles to Escherichia coli: mechanism and the influence of medium components," (in e),

Environmental science & technology, vol. 45, no. 5, pp. 1977-1983, 2011. [22] A. Lipovsky, Y. Nitzan, A. Gedanken, and R. Lubart, "Antifungal activity of

ZnO nanoparticles—the role of ROS mediated cell injury," (in e),

Nanotechnology, vol. 22, no. 10, p. 105101, 2011.

[23] J. Macjenzue, L. Hench, and D. Ulrich, "Ultrastructure Processing of Ceramics, Glasses and Composite," ed: Hench, LL, Ulrich, DR, Eds, 1984.

6

[24] E. A. Meulenkamp, "Synthesis and growth of ZnO nanoparticles," (in e), The Journal of Physical Chemistry B, vol. 102, no. 29, pp. 5566-5572, 1998. [25] J. S. Murday, "The coming revolution- Science and technology of nanoscale

structures," (in e), AMPTIAC Newsletter, vol. 6, no. 1, pp. 5-10, 2002.

[26] S. Pardeshi and A. Patil, "Effect of morphology and crystallite size on solar photocatalytic activity of zinc oxide synthesized by solution free mechanochemical method," (in e), Journal of Molecular Catalysis A: Chemical, vol. 308, no. 1-2, pp. 32-40, 2009.

[27] J. Sawai et al., "Hydrogen peroxide as an antibacterial factor in zinc oxide powder slurry," (in e), Journal of Fermentation and Bioengineering, vol. 86, no. 5, pp. 521-522, 1998.

[28] V. K. Sharma, R. A. Yngard, and Y. Lin, "Silver nanoparticles: green synthesis and their antimicrobial activities," (in e), Advances in colloid and interface science, vol. 145, no. 1-2, pp. 83-96, 2009.

[29] R. Society, Nanoscience and Nanotechnologies: Opportunities and Uncertainties: Summary and Recomendations. Royal Society, 2004.

[30] A. E. Suliman, Y. Tang, and L. Xu, "Preparation of ZnO nanoparticles and nanosheets and their application to dye-sensitized solar cells," (in e), Solar Energy Materials and Solar Cells, vol. 91, no. 18, pp. 1658-1662, 2007. [31] R. Velmurugan and M. Swaminathan, "An efficient nanostructured ZnO for

dye sensitized degradation of Reactive Red 120 dye under solar light," (in e),

Solar Energy Materials and Solar Cells, vol. 95, no. 3, pp. 942-950, 2011. [32] R. Wahab, Y.-S. Kim, A. Mishra, S.-I. Yun, and H.-S. Shin, "Formation of

ZnO micro-flowers prepared via solution process and their antibacterial activity," (in e), Nanoscale research letters, vol. 5, no. 10, p. 1675, 2010. [33] Y. Wang, C. Zhang, S. Bi, and G. Luo, "Preparation of ZnO nanoparticles

using the direct precipitation method in a membrane dispersion micro- structured reactor," (in e), Powder Technology, vol. 202, no. 1-3, pp. 130- 136, 2010.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo nano zno và ứng dụng để diệt khuẩn (Trang 28)