Máy gia tốc thời tiết (dùng để kiểm tra độ lão hóa) QUV-XHS340 (hình 1.14).
Hình 1.16 Máy kiểm tra độ lão hóa QUV-XHS340
Đo giá trị ∆E* bằng máy so màu X-rite Ci7500 (Hình 1.16). Hệ thống màu trên máy so màu Xrite bao gồm: L*a*b*, ΔL*Δa*Δb•, L*c*h˚, ΔL•ΔC*ΔH*, ΔE*ab, ΔECMC, ΔE CIE94, XYZ, Độ trắng và Yellowness theo tiêu chuẩn ASTM E313-98.
33
Hình 2.1 Lưu huỳnh Hình 2.2 Latex cao su
CHƯƠNG 2:THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thực nghiệm
2.1.1Nguyên vật liệu và đơn phối liệu
2.1.1.1 Nguyên vật liệu
Các nguyên vật liệu dùng để gia công ngón tay giả thẩm mỹ [9]: a)Cao su latex
Dạng latex cao su thiên nhiên đã ly tâm, hàm lượng rắn 55%* (Phụ lục), màu trắng sữa, có mùi khai do chứa NH3 để ổn định latex (hình 2.2).
Xuất xứ: Việt Nam. Giá thành: 35.000 – 40.000 VNĐ/lít. b)Lưu huỳnh
Dạng bột màu vàng, không mùi, không vị, không tan trong nước (hình 2.1). Xuất xứ: Trung Quốc. Giá thành: 20.000 VNĐ/ kg.
c)Diethyl dithiocarbamate kẽm (EZ)
Dạng bột màu trắng, không mùi, không tan trong nước (hình 2.4). Xuất xứ: Trung Quốc. Giá thành: 100.000 – 120.000 VNĐ/kg. d)Kẽm oxit (ZnO)
34
Hình 2.3 Kẽm oxit Hình 2.4 EZ
Hình 2.5 Axit stearic Xuất xứ: Trung Quốc. Giá thành: 60.000 – 80.000 VNĐ/kg.
e)Chất trợ phân tán
Chất trợ phân tán của hãng Dow Chemical.
Dạng bột màu vàng rơm, khuếch tán trong nước (hình 2.6).
Công dụng: Đối với những chất không phân tán trong nước ta cần sử dụng tamol. Xuất xứ: Trung Quốc. Giá thành: 140.000 – 150.000 VNĐ/kg
f)Axit stearic
Dạng hạt, màu trắng sáng, không mùi, không tan trong nước (hình 2.5). Xuất xứ: Trung Quốc. Giá thành :80.000VNĐ
35
Hình 2.9 Chất làm đặc HEC
Hình 2.7 Chất phá bọt Hình 2.8 BHT
g)Butylated Hydroxy Toluene (BHT)
Dạng hạt tinh thể màu trắng, không mùi, không tan trong nước (hình 2.8). Xuất xứ: Công ty TNHH TM DV Hiệp Phát Hưng. Giá thành: 185.000 VNĐ/kg h)Chất phá bọt
Dạng chất lỏng không màu, không mùi, tan trong nước (hình 2.7). Công dụng: Phá bọt sinh ra trong quá trình khuấy trộn.
Xuất xứ: Công ty Việt Ấn Thái Bình Dương. Giá thành: 90.000 VNĐ/kg
i)Chất làm đặc
Dạng bột màu trắng, không mùi, tan trong nước (hình 2.9).
36 i)Bột màu
Tên màu
Murasaki Violet Matte
Tone (Manganese Violet) Reborn Soft Pink Dark Translucent Kí
hiệu Màu tím (hình 2.10) Màu hồng (hình 2.11) Màu nude (hình 2.12)
Thành phần Bisaminomethyl- norbornane Copolymer, Aluminum Hydroxide, Red 28, Bis Glycidoxyphenyl) propane, Red 22 Bis (Glycidoxyphenyl) propane / Bisaminomethyl- norbornane Copolymer, Aluminum Hydroxide, Red 28, Red 22. Mica, Titanium Dioxide, Iron Oxide, Iron Oxide, Bismuth Oxychloride,
Preservative
Tính chất
Manganese Violet là dòng màu khoáng mỹ, dễ bị biến sắc khi gặp pH cao. Màu được chứng nhận dùng cho mỹ phẩm, được thực hiện bằng cách kết hợp thuốc nhuộm D & C được chứng nhận với một công nghệ nhựa dẻo matrix. Kết quả màu sạch, bột màu tươi sáng và hầu như không chảy hoặc nhuộm
Reborn Soft Pink là dòng màu khoáng mỹ thuộc họ reborn, họ màu sáng, không tan trong nước. Màu đuợc chứng nhận dùng cho mỹ phẩm, được thực hiện bằng cách kết hợp thuốc nhuộm D & C được chứng nhận với một công nghệ nhựa dẻo matrix. Kết quả màu sạch, bột màu tươi sáng và hầu như không chảy hoặc nhuộm
Dark Translucent là dòng màu khoáng có màu tone nude nhạt, không tan trong nước. Màu được chứng nhận dùng cho mỹ phẩm, được thực hiện bằng cách kết hợp thuốc nhuộm D & C được chứng nhận với một công nghệ nhựa dẻo matrix. Kết quả màu sạch, bột màu tươi sáng và hầu như không chảy hoặc nhuộm Giá
thành
35.000 VNĐ/ 5g 35.000 VNĐ/ 5g 30.000 VNĐ/ 5g
Xuất xứ
Mỹ. “Shop Nguyên liệu mỹ phẩm Organic” phân phối
Mỹ. “Shop Nguyên liệu mỹ phẩm Organic” phân phối
Mỹ. “Shop Pimichi” phân phối
37 Hình 2.11 Bột màu Reborn
Soft Pink (màu hồng) Hình 2.10 Bột màu Manganese
Violet (màu tím)
Hình 2.12 Bột màu Dark Translucent (màu nude)
j)Thạch cao
Dạng bột màu vàng, mịn (hình 2.13). Xuất xứ: Hàn Quốc. Giá thành: 50.000 VNĐ/kg.
38
2.1.1.2 Đơn phối liệu
a) Đơn phối liệu của các huyền phù nguyên liệu [9] Bảng 2.1 Đơn phối liệu của các huyền phù nguyên liệu
Lưu ý: Để các nguyên liệu phối hợp phân tán trong latex. Các nguyên liệu này cần được nghiền trong nước và chất phân tán tạo huyền phù.
b)Đơn phối liệu hỗn hợp latex
Bảng 2.2 Thành phần khối lượng và tỉ lệ phần trăm nguyên liệu Tên nguyên liệu Khối lượng
nguyên liệu (g)
Khối lượng nước (g)
Khối lượng chất phân tán (g)
Huyền phù lưu huỳnh 1,96 0,98 0,06
Huyền phù ZnO 3,27 1,63 0,1
Huyền phù EZ 2,61 1,31 0,08
Huyền phù Axit stearic 1,31 0,65 0,04
Huyền phù BHT 1,31 0,65 0,04
Hỗn hợp màu Khảo sát
STT Loại chất Khối lượng (g) Tỷ lệ %
1 Cao su latex 150,0 100
2 Huyền phù lưu huỳnh (S) 3,0 2,00
3 Huyền phù kẽm oxide (ZnO) 5,0 3,33
4 Huyền phù EZ 4,0 2,67
5 Huyền phù Axid stearic 2,0 1,33
6 Huyền phù BHT 2,0 1,33
7 Chất làm đặc 0,2 1,33
8 Hỗn hợp màu Khảo sát
39
2.1.2Thiết bị- dụng cụ thí nghiệm
Dụng cụ: cốc thủy tinh 50ml, 100ml, 200ml, 500ml, cối – chày sứ, đũa thủy tinh, cọ vẽ màu, giấy nhám.
Thiết bị: Tủ sấy, cân điện tử 3 số, cân phân tích, máy khuấy từ.
2.1.3Qui trình thực nghiệm
Quy trình gia công tạo màu móng trên ngón tay giả được mô tả ở Hình 2.14:
Hình 2.14 Sơ đồ khối quy trình gia công tạo màu móng trên ngón tay giả Định hình phần ngón
Nghiền, tạo huyền phù
Nguyên liệu Cao su latex
Khuấy trộn Định hình phần móng Lưu hóa Tháo khuôn Sản phẩm Hoàn tất Tạo khuôn
40 Cách tạo khuôn được trình bày trong mục 2.1.3.1
Cách tạo huyền phù nguyên liệu được trình bày trong mục 2.1.3.2 Cách định hình phần móng và ngón được trình bày trong mục 2.1.3.3
2.1.3.1 Cách tạo khuôn
Ngón và móng tay của mỗi người là khác nhau nên mỗi khuôn chỉ sử dụng cho một người. Sử dụng khuôn thạch cao là thích hợp vì thạch cao lấy được dấu tay rõ, đẹp, dễ gia công, giá rẻ.
Có hai loại khuôn được làm gia công trong quy trình này:
Khuôn ngón tay: nhằm tạo ngón tay hoàn chỉnh (có móng tay màu trên ngón). Bàn khuôn móng tay: nhằm mục đích vẽ móng để đánh giá màu.
a) Nguyên liệu và dụng cụ
Bột thạch cao, nước, cốc nhựa, cốc thủy tinh 100ml, đũa khuấy. b)Quy trình
Bước 1: Pha trộn thạch cao và nước theo tỉ lệ (3:1) cho thạch cao vào trong cốc sau đó cho nước vào, khuấy đều hỗn hợp thạch cao và nước đến khi hỗn hợp tạo thành dạng nhầy.
Bước 2:
Đối với khuôn ngón tay: thực hiện theo phương pháp đắp tay.
- Chuẩn bị mẫu ngón tay: mẫu ngón tay được rửa sạch sẽ để lấy vân được tốt nhất. - Tiến hành đắp hỗn hợp thạch cao lên ngón tay mẫu sao cho khuôn có độ dày
khoảng 0.5 – 1cm.
- Đợi thạch cao khô trong khoảng 10 phút, lúc này thạch cao khô và tạo hình với ngón tay mẫu, tiến hành rút từ từ ngón tay mẫu ra khỏi khuôn.
- Gia công lại khuôn bằng cách gọt bớt những vị trí quá dày để khuôn có độ dày không quá lớn. Sau đó đi sấy khuôn ở 1000C trong 30 phút để loại bỏ nước và khuôn cứng hơn. Hình 2.16
41
Hình 2.16 Bàn khuôn móng tay Hình 2.15 Khuôn ngón tay Đối với bàn khuôn móng tay:
- Chuẩn bị cốc nhựa. Đổ hỗn hợp thạch cao vào cốc sau đó đặt 4 ngón tay vào để lấy dấu.
- Đợi thạch cao khô trong khoảng 10 phút, lúc này thạch cao khô và tạo hình với 4 móng tay mẫu. Rút từ từ ngón tay mẫu ra khỏi khuôn.
- Sấy khuôn ở 1000C trong 30 phút để loại bỏ nước và khuôn cứng hơn Hình 2.15.
Lưu ý: Trong quá trình đắp thạch cao lên ngón tay mẫu và đợi thạch cao khô
không được cử động ngón tay mẫu nhiều khiến khuôn bị nứt vỡ. b) Cách tạo khuôn ngón tay
2.1.3.2 Cách tạo huyền phù nguyên liệu
Nguyên liệu: các chất cần tạo huyền phù, nước, chất trợ phân tán. Dụng cụ: cối, chày sứ.
Cách làm: cân khối lượng các chất cần tạo huyền phù với nước theo bảng 2.1. Phối trộn các chất với nước và chất trợ phân tán vào cối sứ. Giã trong 15 phút tạo hỗn hợp huyền phù.
42
Hình 2.17 Huyền phù lưu huỳnh
2.1.3.3 Phương pháp làm ngón tay giả
a) Phối trộn hỗn hợp latex
Cân 150g cao su latex cho vào cốc 500ml (lọc qua trước khi cho vào cốc). Cho 3g huyền phù lưu huỳnh vào latex và khuấy trên máy khuấy từ 5 phút với tốc độ 2. Các huyền phù EZ, ZnO, Axit stearic, BHT lần lượt được cho vào hỗn hợp latex khuấy trong vòng 5 phút với mỗi huyền phù trên máy khuấy từ với tốc độ 2. Cuối cùng cho chất làm đặc, bột màu, chất phá bọt vào hỗn hợp latex và khuấy trong vòng 30 phút với tốc độ 3.
Sau khi khuấy được 30 phút thì tiến hành lọc hỗn hợp qua màng lọc để loại bỏ cặn và cao su bị đông. Hỗn hợp lọc sạch sẽ được rót vào khuôn và đợi 5 phút.
Chia hỗn hợp theo 3 phần thể tích: 1 phần làm móng, 2 phần làm ngón. b)Gia công sản phẩm trên khuôn
Phần móng sẽ được gia công trước và sau phần ngón tùy theo phương pháp tạo móng. Móng được gia công bằng cọ vẽ với những phương pháp Ghép khuôn/ Gắn móng đã lưu hóa lên khuôn/ Vẽ móng lên ngón tay đã lưu hóa/ Vẽ móng trên khuôn ngón tay. Phần móng phải được để khô 5 phút sau đó phần ngón tay sẽ được ghép với phần móng.
43
Phần ngón: Sau 5 phút rót hỗn hợp latex trong khuôn ra và để khuôn tự khô ở nhiệt độ phòng trong 10 phút. Sau được 10 phút tiến hành rót lớp thứ 2,3 tương tự như với lớp 1 để đạt độ dày mong muốn, lớp cuối sau khi đổ latex thừa ra để khuôn khô trong 15 phút ở nhiệt độ phòng.
Lưu hóa sản phẩm bằng cách sấy khuôn ở 800C trong 2 giờ.
Sau sấy xong lấy khuôn ra và đợi khuôn nguội ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ. Khi khuôn đã nguội tiến hành tháo sản phẩm ra khỏi khuôn. Sau đó rửa sạch sản phẩm với nước và cắt bavia [9].
Hình 2.18 Sản phẩm ngón tay giả bằng cao su latex (bao gồm phần móng)
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1Phương pháp nghiên cứu
Tham khảo thông tin qua các sách chuyên ngành, các bài báo khoa học, thông tin trên mạng Internet, tin tức phổ thông, luận văn chuyên ngành.
Tiến hành khảo sát thực tế và sàng lọc thông tin về móng tay người Việt Nam. Phương pháp thực nghiệm khách quan: độ ổn định kết quả qua việc lặp lại thí
nghiệm, xác định xu hướng của kết quả và tạo sản phẩm thực tế. Đánh giá độ bền, tính ứng dụng của sản phẩm
44
2.2.2Chọn các yếu tố khảo sát
Dựa trên kết quả nghiên cứu của luận văn “Nghiên cứu công nghệ giả da trên nền cao su thiên nhiên” của Nguyễn Tấn Nghĩa, năm 2018 đã xây dựng được đơn phối liệu lưu hóa cao su, tạo màu da của ngón tay nhưng chưa tạo được màu cho móng tự nhiên. Luận văn này áp dụng đơn phối liệu và qui trình gia công của luận văn “Nghiên cứu công nghệ giả da trên nền cao su thiên nhiên” làm cơ sở để xây dựng và phát triển qui trình gia công màu móng tay. Cụ thể, nghiên cứu tiến hành các khảo sát sau:
Tính ứng dụng Độ bền cơ học của vật
liệu CSTN lưu hóa Khảo sát màu lớp trong (3) Giá thành Tương thích với sơn móng tay Phương pháp gia tốc thời tiết Q-UV Phương pháp lão hóa nhiệt Đánh giá hiệu quả của
việc tạo màu móng GIA CÔNG MÀU
MÓNG
KHẢO SÁT MÀU MÓNG TAY NGƯỜI
Khảo sát phương pháp ghép móng lên ngón Khảo sát màu lớp ngoài Độ bền sản phẩm khi sử dụng
45
2.2.3Khảo sát màu móng tay người
Móng tay tự nhiên của con người có hình dạng và màu sắc đa dạng, đặc trưng cho từng người. Để dễ dàng xác định được màu móng tay khách hàng, ta xây dựng nên dãy màu móng tay tiêu chuẩn. Để xây dựng được dãy màu này, ta tiến hành khảo sát thực tế màu ngón tay người thật.
Cách tiến hành khảo sát:
Khảo sát trên 50 người, độ tuổi từ 18 đến 30 có giới tính khác nhau. Quan sát, chụp hình các mẫu móng tay khảo sát.
Phân tích, đánh giá màu các ngón tay khảo sát và tìm ra những màu móng tay cơ bản.
2.2.4Khảo sát cách tạo móng của ngón tay giả thẩm mỹ
Theo tài liệu tham khảo [9], tác giả đã tạo ra màu da của ngón tay thành công nhưng chưa nghiên cứu cách gia công màu móng. Khảo sát này nhằm mục đích tìm ra cách ghép móng lên ngón tay.
Mỗi phương pháp sẽ được làm lặp lại trên 3 mẫu để kiểm tra độ ổn định của kết quả. Phương pháp cho kết quả tốt nhất được tiến hành 30 mẫu để đưa ra kết luận cuối cùng về lựa chọn phương pháp gia công phần móng trên ngón tay giả thẩm mỹ làm bằng latex CSTN.
Bảng 2.3 Các phương pháp tạo móng tay STT Tên phương pháp
1 Ghép
khuôn
A. Ghép nửa khuôn
B. Ghép khuôn đốt đầu ngón tay 2 Gắn móng đã lưu hóa lên khuôn
3 Vẽ móng lên ngón tay đã lưu hóa 4 Vẽ móng trên khuôn ngón tay
46 a) Phương pháp ghép khuôn
Ghép nửa khuôn
Tạo nửa khuôn mặt trên của ngón tay. Dùng cọ vẽ móng. Chờ 5p phút để cao su khô, định hình được móng.
Hình 2.21 Nửa khuôn mặt trên của ngón tay
Đắp tiếp nửa khuôn còn lại. Dùng giấy nhám cẩn thận mài nhẵn đường rãnh do việc ghép khuôn tạo ra. Sau đó tiến hành đổ ngón tay và lưu hóa.
Phương pháp ghép khuôn khớp đầu ngón tay
Tạo khuôn của ngón tay nhưng chừa lại khoảng trống của đốt đầu tiên của ngón để có thể vẽ móng dễ dàng như Hình 2.22.
Hình 2.22 Khuôn khuyết một mặt đốt đầu ngón tay
Dùng cọ vẽ móng. Chờ 5 phút để cao su khô, định hình được móng. Đắp tiếp phần khuôn còn lại. Dùng giấy nhám cẩn thận mài nhẵn đường rãnh do việc ghép khuôn tạo ra. Sau đó tiến hành đổ ngón tay.
47
Hình 2.24 Móng tay b)Phương pháp gắn móng đã lưu hóa lên khuôn
Dùng cọ vẽ móng trên bàn nửa khuôn như Hình 2.23. Sau 5 phút, tiến hành lưu hóa móng tay. Điều kiện lưu hóa móng tay giống như lưu hóa ngón tay.
Sau khi lưu hóa lấy móng tay ra khỏi khuôn, để nguội ở nhiệt độ phòng trong vòng 30 phút. Sau đó, cắt/tỉa thành hình móng hoàn chỉnh như Hình 2.24.
Tiếp theo, ta dùng băng keo hai mặt để cố định móng lên ngón tay rồi đắp thạch cao tạo thành một khuôn ngón tay hoàn chỉnh. Tiếp theo tiến hành đổ ngón tay và lưu hóa.
c) Phương pháp vẽ móng lên ngón tay đã lưu hóa Tiến hành gia công ngón tay và lưu hóa ngón tay. Vẽ móng lên ngón tay và tiến hành lưu hóa lần hai. d)Phương pháp vẽ móng trên khuôn ngón tay
Đắp khuôn thạch cao của ngón tay. Dùng cọ cẩn thận vẽ móng lên khuôn Hình 2.25. Chờ 5 phút để cao su khô. Sau đó tiến hành đổ ngón tay và lưu hóa.
48
2.2.5Khảo sát lớp ngoài của móng tay
Quan sát móng tay thật của người, có một lớp “màu trắng trong” phủ trên bề mặt, tạo cảm giác màu hồng của móng có vẻ “sâu” hơn. Trong mục này, ta tiến hành khảo sát liệu có nên phủ một lớp cao su có màu (màu trắng vàng tự nhiên của cao su hoặc màu nude nhẹ) để tạo độ “sâu” cho màu hồng của móng tay.
Quy trình thực nghiệm:
Chuẩn bị đơn phối liệu như Bảng 2.4.
Tạo huyền phù màu với công thức như Bảng 2.5 và pha trộn với hỗn hợp cao su đã trộn các chất lưu hóa.