Về cầulao động

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về kế hoạch lao động - việc làm (Trang 35 - 38)

II. Giải pháp về tổ chức, thực hiện

1. Về cầulao động

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tăng và đa dạng hoá cầu về lao động trong nền kinh tế. Nhân tố cơ bản làm tăng và đa dạng hoá “cầu” lao động chính là các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các hoạt động tìm kiếm thu nhập chính đáng trong nền kinh tế. Vì vậy, điểm mấu chốt ở đây là các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cần tập trung vào việc phát triển các hoạt động kinh tế; bên cạnh đó, cần chú trọng đến các chính sách riêng về giải quyết việc làm như một bộ phận của chính sách xã hội.

- Thứ nhất, tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh, đồng thời đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Điều này sẽ giải phóng sức sản xuất, phát huy mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Muốn vậy:

+ Trong quá trình hoạch định và tổ chức thực thi pháp luật, chính sách và trong ứng xử của các cơ quan công quyền, cần xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo thành phần kinh tế, nhất là những ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước, những hạn chế đối với kinh tế tư nhân trong tiếp cận các cơ hội, các nguồn lực và điều kiện phát triển. Chỉ thực hiện ưu đãi hoặc hỗ trợ có điều kiện đối với một số ngành, sản phẩm, một số mục tiêu (như xuất

khẩu, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, khắc phục những rủi ro bất khả kháng…), một số địa bàn, và các doanh nghiệp nhỏ và vừa;

+ Hoạch định và thực hiện các chính sách và biện pháp tạo thuận lợi cho sự phát triển của tất cả các loại hình doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, các doanh nghiệp dân doanh, hộ kinh tế cá thểư tiểu chủ, và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến việc thực hiện nhất quán dân chủ hoá kinh tế trong phát triển doanh nghiệp. Tức là phải đảm bảo (bằng pháp luật, trong thực hiện chính sách và trong ứng xử của các cơ quan công quyền) mọi công dân và doanh nghiệp có quyền tự do tham gia các hoạt động xã hội và đầu tư, kinh doanh, có quyền bất khả xâm phạm về quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.

- Thứ hai, hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường và phát triển các loại thị trường để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các hoạt động kinh tế phát triển. Cần thực hiện những giải pháp dưới đây:

+ Các cơ quan chức năng cần sớm ban hành và thực thi các văn bản pháp luật, chính sách, biện pháp nhằm tạo lập đầy đủ các yếu tố thị trường và các cơ chế tác động giữa các yếu tố. Trong đó, đặc biệt chú ý:

* Xác định rõ các loại hàng hoá trên thị trường, nhất là đối với các loại thị trường đặc biệt như thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường công nghệ,…

* Xác định rõ các chủ thể tham gia thị trường như người mua, người bán, chủ thể trung gian, cơ quan quản lý nhà nước,… trên từng loại thị trường.

* Xác định rõ các cơ chế tác động giữa các chủ thể tham gia thị trường để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh. Về cơ bản, các chủ thể cần được hoạt động trong môi trường cạnh tranh, bình đẳng và minh bạch.

+ Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đánh giá diễn biến thực tế của các thị trường nhằm xác định “khoảng trống pháp lý và quản lý” đối

với mỗi loại thị trường, trên cơ sở đó ban hành các văn bản pháp lý nhằm chính thức hoá hoặc hợp pháp hoá các hoạt động thị trường, đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh.

+ Thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm tạo dễ dàng cho hoạt động và phát triển của các loại thị trường, đáng chú ý là:

* Mở rộng sự tiếp cận thị trường của các chủ thể tham gia thị trường. Điều này bao hàm hai mặt: một là nới lỏng các quy định tham gia thị trường đối với các chủ thể trên từng loại thị trường; và hai là mở rộng các lĩnh vực cho phép sự tham gia của đông đảo các chủ thể thị trường. Nhờ vậy sẽ tăng các loại hàng hoá, kích thích cung và cầu, và đẩy mạnh các giao dịch trên thị trường những yếu tố cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển của các loại thị trường.

* Tăng cường mức độ cạnh tranh trên thị trường, đồng thời kiểm soát, tiến tới xoá bỏ độc quyền kinh doanh. Một số giải pháp cần chú ý như: thực hiện tốt Luật Cạnh tranh; nghiên cứu và ban hành Luật Điện lực, Luật Viễn

thông, Luật Vận tải Hàng không dân dụng, Luật Dầu khí…; Nhà nước kiểm soát, điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp có thị phần lớn, có thể khống chế thị trường; thực hiện phương thức đặt hàng hoặc đấu thầu đối với sản phẩm công ích; khuyến khích mạnh mẽ hơn mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các hoạt động công ích và dịch vụ công, tham gia nhiều hơn trong đầu tư phát triển hạ tầng kinh tếư xã hội và các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, thể dục thể thao, bảo vệ môi trường…; triệt để xoá bỏ và xử lý nghiêm các hiện tượng ngăn sông, cấm chợ cục bộ ở các ngành, địa phương,...

* Thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư phù hợp với các cam kết song phương, khu vực, đa phương và theo thông lệ quốc tế nhằm hội nhập sâu hơn thị trường trong nước với thị trường quốc tế.

- Thứ ba: thực hiện một số chính sách cụ thể về giải quyết việc làm cho người lao động, đáng chú ý là:

+ Chính sách cho vay ưu đãi hỗ trợ giải quyết việc làm.

+ Chính sách khuyến khích đầu tư vào các vùng và lĩnh vực sử dụng nhiều lao động.

+ Chính sách xuất khẩu lao động.

+ Chính sách đối với lao động dôi dư khu vực nhà nước. + Chính sách với một số lao động đặc thù.

+ Chính sách đối với lao động nữ.

+ Chính sách đối với lao động là người tàn tật, người yếu thế.

+ Chính sách tạo việc làm với các đối tượng tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, tội phạm…

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về kế hoạch lao động - việc làm (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w