- Tài khoản tổng hợp có nhiệm vụ theo dõi và cung cấp các thông tin
8 Dự toán chi sự nghiệp, dự án
8.1. Khái quát các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có một số vốn nhất định. Biểu hiện của số vốn này chính là các nguồn lực kinh tế- tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh, các giao dịch kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với Nhà nước, doanh nghiệp khác và các cá nhân được thực hiện, kết quả của các giao dịch này làm cho tài sản của các doanh nghiệp luôn biến động. Thực chất, các giao dịch này làm ảnh hưởng đến quy mô tài sản, nguồn vốn cũng như làm phát sinh doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán là phải phản ánh và giám đốc được những sự thay đổi này, muốn vậy kế toán phải quan sát, theo dõi và quản lý được các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp sản xuất( doanh nghiệp công nghiệp), để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải mua sắm các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, dịch vụ… Kết quả là vốn của doanh nghiệp đã chuyển từ hình thái giá trị sang hình thái hiện vật. Sau khi đã có các yếu tố đầu vào, bằng năng lực của mình, kết hợp với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm. Để trang trải các chi phí kinh doanh đã bỏ ra và thực hiện tái đầu tư,
doanh nghiệp phải bán các sản phẩm đã làm ra. Như vậy các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất bao gồm 3 giai đoạn là cung cấp, sản xuất và tiêu thụ.
Đối với doanh nghiệp thương mại- đơn vị thực hiện chức năng cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thì hoạt động kinh doanh bao gồm 2 quá trình là mua hàng và bán hàng. Doanh nghiệp thương mại có thể mua hàng của doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại khác hoặc nhập khẩu hàng hoá. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thương mại có thể thực hiện một số công việc làm gia tăng giá trị hàng hoá như: phân loại, gói bọc, gia công… Để thu hồi toàn bộ chi phí kinh doanh và thực hiện có lãi, doanh nghiệp thương mại phải bán hàng ra thị trường. Hàng hoá có thể được bán bán buôn hoặc bán lẻ cho doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại hay người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, tín dụng thì hoạt động kinh doanh có thể chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn huy động vốn( vay tiền) và giai đoạn giải ngân vốn( cho vay). Đối với loại hình doanh nghiệp này, tiền trở thành một loại hàng hoá kinh doanh đặc biệt. Tiền lãi phải trả khi vay vốn tạo thành một loại chi phí kinh doanh chủ yếu. Tiền lãi thu được khi cho vay tạo thành doanh thu hoạt động. Mặc dù không có sự thay đổi về hình thái hiện vật nhưng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có sự thay đổi về quy mô, địa điểm luân chuyển và đối tượng thanh toán.
Tóm lại, để thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin cho quản lý về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, kế toán phải theo dõi, phản ánh và giám sát các quá trình kinh doanh. Các quá trình kinh doanh khác nhau với các lĩnh vực và loại hình kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, các quá trình kinh doanh có những điểm chung đó là đều được bắt đầu bằng hình thái giá trị, sau một hoặc một số giai đoạn doanh nghiệp thu hồi kết quả kinh doanh cũng bằng hình thái giá trị. Các giai đoạn kinh doanh trong doanh nghiệp dù ngắn
hay dài, ít hay nhiều đều có các chỉ tiêu cần được kế toán theo dõi, phản ánh đó là đối tượng, chi phí và kết quả kinh doanh