Những lỗi cơ bản khi viết CV

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tìm việc làm ThS. Nguyễn Kim Vui (Bậc cao đẳng chương trình Đại trà, Chất lượng cao) (Trang 26)

+ Hình/ ảnh cá nhân quá hoặc không nghiêm túc hoặc trang phục không trang trọng + Địa chỉ email thiếu nghiêm túc, chuyên nghiệp.

+ Mục tiêu công việc, nội dung CV chung chung không có điểm nhấn. + Thời gian không được sắp xếp theo trình tự

+ Nội dung CV không liên quan đến vị trí ứng tuyển, sử dụng 1 CV cho nhiều vị trí ứng tuyển khác nhau

+ Đưa vào CV những công việc, kinh nghiệm không liên quan hoặc có khoảng thời gian

làm việc quá ngắn (chỉ 1- 2 tháng) + Đề cập đến yếu tố thu nhập trong CV

+ Trình bày CV lộn xộn, dài hơn 2 trang A 4, sai lỗi chính tả, ngữ pháp khi viết CV, dùng nhiều kiểu chữ, nhiều màu

KỸ NĂNG VIẾT THƯ ỨNG TUYỂN (COVER LETTER) 2.3.1. Các nội dung cơ bản của một Thư ứng tuyển

Thư ứng tuyển là phần quan trọng trong bộ hồ sơ tìm việc. Thư ứng tuyển và CV luôn đi kèm và liên quan mật thiết với nhau, do vậy, không thể xem nhẹ việc viết một bức thư ứng tuyển sao cho thật ấn tượng.

Hiện nay, một mẩu tin đăng trên trang tuyển dụng trực tuyến có thể nhanh chóng thu hút trên 100 hồ sơ ứng tuyển. Vậy làm cách nào để hồ sơ của ứng viên thật sự nổi bật, được nhà tuyển dụng lựa chọn và mời tham gia phỏng vấn? Câu trả lời đó là những hồ sơ ứng tuyển nổi bật. Các nhà tuyển dụng nhân sự thường chú ý đến những lá thư ứng tuyển thu hút và nổi bật và hiển nhiên ứng viên đó dễ dàng vượt lên trước và dành một suất tham dự phỏng vấn trong cuộc chiến tuyển dụng đầy cam go. Thư ứng tuyển giúp nhà tuyển dụng biết được nhanh nhất những thông tin mà bạn muốn gởi đến họ, ví dụ như: kinh nghiệm, bằng cấp, kỹ năng và trình độ chuyên môn, .v.v… những điều mà bạn cho rằng mình sẽ là người phù hợp nhất với vị trí đang tuyển dụng cũng như mong muốn của bạn đối với công việc và khả năng đóng góp của bạn cho công ty. Một số câu hỏi gợi ý sau sẽ giúp ứng viên có thể hình dung những gì được trình bày trong thư ứng tuyển: Tại sao công ty nên tuyển bạn? Bạn sẽ đem lại những giá trị gì cho công ty? Bạn sẽ cống hiến cho công ty bằng cách nào?...

Với mỗi vị trí công việc khác nhau, bạn phải viết thư ứng tuyển khác nhau cho từng vị trí công việc cụ thể. Thông thường, một bức thư ứng tuyển sẽ có các nội dung sau:

- Tên và địa chỉ người nhận: phải chính xác và không nên cắt dán - Ngày tháng viết thư

- Tên và địa chỉ của bạn - Lời chào đầu

- Tiếp đến là v Phần giới thiệu

Trong phần này, ứng viên cần nêu rõ công việc hoặc vị trí dự tuyển và nói rõ nguồn thông tin tuyển dụng của công ty mà bạn biết, ví dụ như “đọc được thông tin trên trang web, trên báo... hay được giới thiệu bởi một người nào đó về vị trí tuyển dụng.

v Phần thông tin cá nhân:

Trong phần này, ứng viên nên tóm lược các bằng cấp, trình độ chuyên môn liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Điều quan trọng nhất là trình độ chuyên môn của ứng viên phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Ứng viên không nên lặp lại những gì đã có trong hồ sơ tuyển dụng mà nên nhấn mạnh hoặc mở rộng các thông tin như một vài điểm mạnh hoặc các phẩm chất cá nhân liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Cho dù ứng tuyển vào vị trí công việc nào thì trong thư ứng tuyển phải nêu rõ được các nội dung chính sau đây:

* Sự phù hợp với công việc: Cần chứng minh mình là ứng viên phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển dụng.

* Khả năng đóng góp cho công ty: Cần thể hiện mong muốn đóng góp cho sự phát triển của công ty. Hãy dùng lời lẽ chân thành, tránh dùng những từ ngữ sáo rỗng.

v Phần kết thúc

Các chuyên gia về tuyển dung đưa ra lời khuyên cho ứng viên nên kết thúc bức thư với cam kết cũng như hành động phù hợp, cũng như cần để lại thông tin liên hệ như số điện thoại, ví dụ bạn sẽ tiếp tục theo dõi thông tin trên trang tuyển dụng trong vài ngày tới hay bạn mong chờ được có cơ hội gặp gỡ và trao đổi thêm.Ứng viên phải cám ơn đại diện công ty đã dành thời gian đọc thư ứng tuyển của mình và thể hiện mong muốn được thu xếp một buổi phỏng vấn để mình có cơ hội thể hiện cụ thể rõ ràng hơn nữa những kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ của mình là phù hợp như thế nào với vị trí mà công ty đang tuyển dụng.

2.3.2. Những lỗi cơ bản khi viết thư ứng tuyển

- Ghi sai tên Nhà tuyển dụng, chức vụ, giới tính người nhận - Không ghi vị trí ứng tuyển, quên ký tên

- Nội dung Thư ứng tuyển đề cập quá nhiều lợi ích, mong muốn của cá nhân - Sao chép từ nhiều nguồn có sẵn, không đọc lại, biên tập lại

- Viết lan man, chung chung dài hơn 1 trang A4 - Lỗi chính tả, dấu câu, câu dài, câu không chủ ngữ.

- Định dạng văn bản không hài hoà, kiểu chữ, cỡ chữ không thống nhất

2.3.3. Nghệ thuật viết thư ứng tuyển

Một lá thư ứng tuyển luôn được gửi kèm cùng bản CV của ứng viên, thư ứng tuyển giúp cho hồ sơ mang dấu ấn cá nhân của người ứng tuyển. Theo nguyên tắc, bức thư ứng tuyển nên giới thiệu về ứng viên càng nhiều càng tốt và ứng viên nên xem đây là một cơ hội để phân biệt bản thân với những người tìm việc khác bằng cách làm nổi bật bản thân mình. Vì thế, viết thư

ứng tuyển là một việc làm mang tính khoa học và nghệ thuật. Khi viết thư ứng tuyển, người viết cần chú ý những điều sau:

Thư ứng tuyển là giấy tờ duy nhất và có vai trò quan trọng trong việc kết nối ứng viên với nhà tuyển dụng và coi nhà tuyển dụng như một cá nhân nên bức thư cần được “cá nhân hóa” ở mức tối đa. Thay vì viết “Kính gửi Ông/Bà hay Kính gửi Nhà tuyển dụng, hoặc Kính gửi các bên liên quan” ở đầu thư, ứng viên nên cố gắng tìm hiểu rõ tên người sẽ đọc là thư ứng tuyển của mình. Điều đơn giản này có thể giúp cho người đọc cảm thấy họ được trân trọng cũng như thể hiện bạn rất tỉ mỉ, cẩn thận và thực sự quan tâm tới vị trí ứng tuyển. Ứng viên cũng cần ghi nhớ rằng, với các vị trí công việc khác nhau, ứng viên nên viết thư ứng tuyển khác nhau. Không nên sử dụng một lá thư ứng tuyển cho tất cả các vị trí công việc mà mình muốn ứng tuyển.

v Về nội dung

Về phần giới thiệu bản thân, hãy liệt kê những điểm mạnh nghề nghiệp của bạn. Đừng liệt kê chung chung mà hãy trình bày cụ thể, đồng thời sử dụng những từ khóa hoặc từ ngữ với sắc thái mạnh để chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhìn thấy, ví dụ: “Quản trị Marketing”, “Kiểm soát chi phí” hay “Huấn luyện về sản phẩm”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Liệt kê rõ ràng, chi tiết về thành tích bạn đã đạt được theo từng chức vụ và vị trí đảm nhiệm. Đừng chỉ mô tả chi tiết công việc và trách nhiệm bạn phải hoàn thành; mà hãy nêu rõ bạn đã góp phần tạo nên sự thành công cho công ty trước như thế nào. Nếu có thể, định lượng cụ thể thành tích của bạn, ví dụ “tăng doanh số bán hàng vượt hơn 80% với sản phẩm mới ra mắt và những chiến lược đổi mới về định giá”, v.v…

Sau khi hoàn tất phần mô tả kinh nghiệm làm việc và thành tích đạt được, bạn nên đề cập đến bằng cấp chính quy và những khóa đào tạo chuyên nghiệp mình đã tham gia. Khi trình bày cần nêu rõ tên hệ đào tạo, tên trường và năm tốt nghiệp để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng kiểm tra (khi cần)

v Về cách thức trình bày

Tất cả những gì mà bạn muốn thể hiện mình với nhà tuyển dụng sẽ trở nên thất bại nếu bạn không đầu tư kỹ lưỡng cho phần trình bày, bố cục lá thư ứng tuyển của mình. Do vậy, bạn nên dành nhiều thời gian để đảm bảo rằng hồ sơ ứng tuyển của bạn được trình bày rõ ràng, ấn tượng và thu hút nhất. Hãy định dạng, chọn chính xác kiểu chữ và hình thức trình bày, tránh nhiều khoảng trống không cần thiết. Tóm lại, thư ứng tuyển nên trình bày rõ ràng, cân đối và chuyên nghiệp. Tóm lại, về trình bày và văn phong, một bức thư cần đảm bảo được các yếu tố sau:

- Bố cục hợp lý

- Câu từ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu - Văn phong ngắn gọn, không trùng lắp

- Sử dụng từ ngữ thông dụng, tránh dùng từ ngữ địa phương hoặc viết theo kiểu văn nói - Trình bày thu hút và sạch sẽ

- Không có lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp

- Thư ứng tuyển không nên dài quá một trang A4

Tóm lại, thư ứng tuyển không đơn thuần là bảng tổng kết kinh nghiệm làm việc, mà là một bảng “kế hoạch marketing” hoàn hảo về bản thân bạn. Hồ sơ cá nhân sẽ giúp bạn ghi những

điểm đầu tiên trong mắt nhà tuyển dụng trước khi họ quyết định mời bạn tham dự phỏng vấn. Vì thế, sự đầu tư kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tạo được những ấn tượng tốt đẹp ngay từ ban đầu.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1) Phân biệt hồ sơ tìm việc, sơ yếu lý lịch và thư ứng tuyển

2) Theo bạn, khi chuẩn bị hồ sơ tìm việc, các bạn sinh viên mới ra trường gặp những khó khăn gì? Có cách nào để khắc phục?

3) Trình bày những cách thức để viết một CV thu hút và hấp dẫn với nhà tuyển dụng?

4) Trình bày quan điểm của bạn về nhận định sau đây: “Hồ sơ tìm việc là quảng cáo chào hàng mà sản phẩm là chính bạn”.

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1) Hãy viết các mục tiêu nghề nghiệp của bạn sau một năm; sau 5 năm.

2) Liệt kê các kỹ năng cần thiết cho công việc bạn dự định ứng tuyển sau khi ra trường? Đánh giá các kỹ năng hiện có của bạn theo thang điểm 5 mức độ: 1. Rất kém, 2. Kém, 3. Trung bình, 4. Tốt, 5. Rất tốt

3) Liệt kê các khóa học bạn dự định tham gia để hoàn thiện thêm kỹ năng và kiến thức hỗ trợ công việc của bạn sau này

4) Hãy chọn một kiểu CV và tạo CV cho bạn để ứng tuyển công việc sau khi bạn ra trường 5) Hãy viết một thư ứng tuyển cho vị trí tuyển dụng mà bạn quan tâm

6) Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ ứng tuyển bao gồm: thư ứng tuyển, CV, văn bằng, chứng chỉ liên quan, hồ sơ cá nhân … cho một vị trí công việc cụ thể

7) Giả sử tập đoàn Vingroup đang tuyển dụng rất nhiều vị trí với cả hình thức làm việc bán thời gian và toàn thời gian. Bạn hãy hoàn thành bản sơ yếu lý lịch được đăng tải trên website của doanh nghiệp. Bạn nhận xét gì về mẫu lý lịch này.

8) Xem một số mẫu CV và thư ứng tuyển phần Phụ lục. Bạn hãy đọc kỹ và nhận xét các mẫu giấy tờ trên

Chương 3: KỸ NĂNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN MỤC TIÊU CHƯƠNG

Sau khi học xong chương 3, sinh viên có thể:

Về mặt kiến thức

- Hiểu được các nội dung cần chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn tuyển dụng - Hệ thống hóa các nguyên tắc giao tiếp trong xin việc.

- Tổng hợp được các yếu tố cần thiết để có được một buổi phỏng vấn thành công

Về mặt kỹ năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng được tác phong chuyên nghiệp khi phỏng vấn - Có chiến lược chuẩn bị trả lời các câu hỏi tuyển dụng

Về thái độ

- Tự tin bước vào cuộc phỏng vấn

- Thể hiện được năng lực bản thân trước nhà tuyển dụng

NỘI DUNG CHƯƠNG

3.1. CÁC DẠNG BÀI KIỂM TRA TRONG TUYỂN DỤNG

Bài kiểm tra tuyển dụng là dạng kiểm tra tâm lý, doanh nghiệp thường sử dụng trong quá trình tuyển dụng để lựa chọn ứng viên phù hợp từ vô vàn các hồ sơ dự tuyển. Bài kiểm tra tuyển dụng có thể có nhiều dạng như kiểm tra tính toán nhanh (numerical reasoning test), kiểm tra đọc, hiểu và tư duy (verbal test), bài kiểm tra khả năng xử lý tình huống (situational judgment tests), bài kiểm tra khả năng tư duy logic (logical reasoning test) ...một số công ty chuyên nghiên cứu và cung cấp bài kiểm tra dạng này bao gồm: Ceb’s SHL, Kenexa, Aville, Talent Q, Cubiks…

Bài kiểm tra tính toán nhanh (numerical reasoning test)

Câu hỏi của bài kiểm tra này về toán học. Thí sinh được cung cấp thông tin dưới dạng biểu đồ hoặc bảng thông tin. Thí sinh được yêu cầu tính toán bằng cách sử dụng tỷ lệ phần trăm hoặc các tỷ số. Thông qua bài kiểm tra tính toán nhanh, thí sinh sẽ được đánh giá khả năng làm việc với con số và kỹ năng quan sát và đọc hiểu. Trong bài kiểm tra này, thường có tối đa 20 câu hỏi, thí sinh có khoảng 1 phút cho mỗi câu. Tùy vào vị trí tuyển dụng, mức độ khó và thời gian làm bài của mỗi bài kiểm tra tính toán nhanh sẽ khác nhau. Hầu hết các big 4 đều sử dụng dạng bài kiểm tra tính toán nhanh trong quy trình tuyển dụng nhân viên.

“Trắc nghiệm lý luận số học” là một thuật ngữ chung chỉ những đánh giá về mặt tính toán từ toán học cơ bản cho đến lý luận phê phán. Sự đa dạng của các loại bài kiểm tra được sử dụng và tương ứng với nhiều cấp độ công việc: từ vị trí quản lý cấp cao, những công việc thuộc về quản lý và đào tạo cho đến các vị trí thuộc về hành chính và bán hàng. Trắc nghiệm khả năng tính toán là loại kiểm tra năng khiếu và tâm lý của các ứng cử viên phổ biến nhất cho nên đây là loại trắc nghiệm mà họ phải đối mặt trong bất kỳ trung tâm đánh giá hay quy trình tuyển dụng nào. Trong tất cả các cấp độ, người thử nghiệm được đánh giá về “khả năng hiểu và đưa ra quyết định dựa trên các dữ liệu số” - một kỹ năng cực kỳ cần thiết trong nhiều công việc ngày nay.

Kiểm tra số học được thiết kế để tìm ra những kỹ năng và khả năng cần thiết trong hầu hết mọi công việc. Toán cơ bản gồm bốn phép tính: cộng, trừ, nhân, chia hay tính phần trăm và tỷ lệ là một trong số những cái tên mà tất cả đều là những kỹ năng tính toán căn bản cần thiết hàng ngày. Khả năng hiểu và phân tích biểu đồ, dữ liệu số rất cần thiết cho nhóm vị trí đào tạo và quản lý. Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thì kỹ năng lập luận tài chính là bắt buộc phải có. Công việc kỹ thuật thường yêu cầu ứng viên phải có kỹ năng nhạy bén và tập trung khi làm việc với các dữ liệu số. Lý luận phê phán là cần thiết đối với nhiều vị trí cấp cao và kỹ năng lập dự toán để làm việc một cách nhanh chóng là một lợi thế lớn trong nhiều việc.

Link free numerical test:https://www.jobtestprep.co.uk/numerical-challenge

Bài kiểm tra đọc, hiểu và tư duy (verbal test)

Trong bài kiểm tra này, thí sinh sẽ được cung cấp bài đọc. Trong mỗi câu hỏi, thí sinh sẽ được cung cấp thông tin và được yêu cầu so sánh thông tin của câu hỏi với thông tin của bài đọc để trả lời các dạng câu hỏi 'đúng', 'sai' hoặc 'không thể kết luận'. Để có câu trả lời đúng, thí sinh phải sử dụng kỹ năng đọc, hiểu và tư duy. Việc đọc kỹ, chú ý đến những chi tiết nhỏ về sự khác nhau giữa thông tin của câu hỏi và bài đọc là vô cùng quan trọng. Cũng như bài kiểm tra tính toán nhanh, thời gian làm bài và mức độ khó của bài kiểm tra tùy thuộc vào từ vị trí tuyển dụng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tìm việc làm ThS. Nguyễn Kim Vui (Bậc cao đẳng chương trình Đại trà, Chất lượng cao) (Trang 26)