Ứng xử trong quan hệ anh, chị, em

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH Ở HÀ NỘI (Trang 33 - 35)

Ngày nay, mô hình gia đình đã thu nhỏ lại. Gia đình có ít anh chị em ruột hơn. Dù là mối quan hệ huyết thống hay được nhận nuôi, anh chị em trong gia đình, họ hàng đều cần được giáo dục cách ứng xử đoàn kết, thân ái. Anh chị em cần phải:

Hòa thuận, thương yêu, chia sẻ trách nhiệm chung của gia đình như nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ, việc họ hàng, thân tộc.

Tôn trọng đối với anh, chị, bao dung đối với các em, giữ gìn sự bình đẳng Tương hỗ với nhau, hướng dẫn nhau trong học tập, chia sẻ việc nhà theo khả năng (khi còn nhỏ), hỗ trợ nhau lúc khó khăn, đồng cảm chia sẻ nỗi đau thương, động viên tinh thần để gia đình cùng phát triển.

KẾT LUẬN

Ứng xử trong gia đình là hoạt động quan trọng góp phần thực hiện các chức năng của gia đình, đặc biệt là chức năng giáo dục và xã hội hóa con người.Thông qua hoạt động ứng xử, giao tiếp các thành viên gia đình, giữa gia đình và ngoài xã hội tạo nên nét văn hóa mang màu sắc của từng gia đình riêng và cũng qua đó tạo nên văn hóa cộng đồng, dân tộc. Ứng xử của các thành viên trong gia đình với các thành viên hay với các mối quan hệ khác ngoài xã hội là hình ảnh phản chiếu tấm gương gia phong của từng gia đình. Văn hóa ứng xử trong đời sống gia đình Việt Nam ngày nay là sự kế thừa các giá trị văn hóa dân tộc và tiếp nhận các giá trị mới như bình đẳng, dân chủ phù hợp sự phát triển của thời đại.

So sánh với gia đình truyền thống, ứng xử của các gia đình trẻ trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội hiện nay có những điểm tương đồng và khác biệt. Đó là sự khác biệt có thể ở mức độ khác nhau về các biểu hiện ứng xử trong ba mối quan hệ chính: ứng xử trong quan hệ vợ chồng, ứng xử trong quan hệ cha mẹ và con cái, ứng xử trong quan hệ với anh em họ hàng. Sự khác biệt này xuất phát từ những điều kiện xã hội khác nhau.

Mặc dù có những bất cập nhất định, nhưng sự ra đời và phát triển của gia đình trẻ trong xu thế phát triển của Việt Nam hiện nay, báo hiệu xu thế tiến bộ của xã hội. Nghiên cứu về gia đình trẻ để thấy được sự cần thiết trong việc quan tâm đến giới trẻ, đến sự dung hòa giữa các giá trị gia đình truyền thống và gia đình hiện đại; thấy được ý nghĩa trong việc giáo dục kỹ năng cần thiết đối với mỗi người nhằm xây dựng một xã hội phát triển bền vững với những ngôi nhàgia đình hạnh phúc. Nếu như chúng ta làm tốt các họat động định hướng, tuyên truyền giáo dục để các cá nhân trong gia đình trẻ ở đô thị hiểu rõ về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng tổ ấm thì đã giải quyết được mối lo ngại

đang đe dọa sự đổ vỡ của ba giai đoạn đầu tiên trong chu trình đời sống gia đình hiện nay.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH Ở HÀ NỘI (Trang 33 - 35)