Vải được sản xuất từ xơ polyester (PES)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tính hấp thụ và thải hồi ẩm của một số loại vải dệt kim đến tính tiện nghi của quần áo (Trang 38 - 41)

Xơ polyester chiếm vị trí hàng đầu về khối lượng sản xuất trong số các loại xơ tổng hợp. Xơ polyester được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới với những tên gọi khác nhau: Lapxan (Liên xô cũ), Terinon (Anh), Đacron (Mỹ), Lanon (Đức), Tecgal (Pháp), Têtoron (Nhật Bản) sản xuất dưới hai dạng bóng và mờ.

Đặc trưng cấu tạo:

n= 85-120

Do xơ polyester có cấu tạo mạch thẳng và lặp lại đều đặn nên các mạch đại phân tử của polyeste nằm rất sát nhau tạo nên cấu trúc chặt chẽ, hình thành các

vùng vi tinh thể tạo ra độ bền cao.

Tính chất

* Tính tiện nghi:

- Tính giữ nhiệt: các sợi tơ dẹt có tính giữ nhiệt thấp, sợi được texture có tính giữ nhiệt tốt hơn. Các xơ ngắn có thể mảnh và nhẵn hoặc thô ráp sẽ cho khả năng giữ nhiệt khác nhau.

- Tính hấp thụ ẩm: Polyester có khả năng hút ẩm kém, kém nhất trong các loại xơ. Trong môi trường tiêu chuẩn độ ẩm của xơ là 0,4% do nó chứa ít nhóm ưa nước

37

và cấu trúc của xơ chặt chẽ. Vì vậy, xơ khó thấm nước, không thoáng khí nhưng giặt nhanh khô, ít bắt bụi bẩn. Polyester khó hấp thụ nước nhưng có khả năng mao dẫn nước trong sợi tốt.

- Tính tiện nghi tiếp xúc: Xơ mảnh và xốp mềm nên được dùng để sản xuất vải trong may mặc.

* Tính chất cơ lý hóa chủ yếu:

- Độ bền: Polyester có độ bền cao và có khả năng chống mài mòn. Độ bền khi ở

trạng thái ướt tương tự như khi khô.

- Độ giãn: Độ giãn đứt khoảng 15-50% và thấp hơn polyamide.

Xơ có độ đàn hồi rất cao ở trong điều kiện thường, vải không bị nhăn. Nếu kéo

giãn trong môi trường nước nóng > 700C thì xơ mất khả năng đàn hồi và khi đã bị

kéo giãn thì rất khó sửa.

- Xơ có tính nhiễm điện rất cao nên gây khó khăn trong quá trình kéo sợi, dệt

vải và khó nhuộm màu, gây khó chịu cho người mặc nên không phù hợp để may quần áo mặc sát người nhưng có thể khắc phục bằng cách dùng chất chống tĩnh điện.

- Độ mảnh, cảm giác khi tiếp xúc: Có thể tạo ra xơ polyester có độ mảnh khác nhau và sự thay đổi về độ mảnh nằm trong khoảng rộng từ xơ siêu mảnh đến xơ thô. Vải tạo thành có thể mỏng và xốp mềm hoặc cứng tùy theo độ mảnh của xơ, cấu trúc vải và việc hoàn tất vải.

- Độ bóng: Có thể tạo ra xơ có độ bóng thấp tới độ bóng cao tùy thuộc vào tiết diện ngang của xơ và chất làm mờ độ bóng

- Khả năng tạo hình dạng: Là xơ có tính nhiệt dẻo, có thể tạo được hình dạng dưới tác động của nhiệt độ. Nhờ tính chất này người ta đã làm cho xơ xốp hơn.

- Khối lượng riêng: 1,38g/cm3.

- Tác dụng của axit: Polyester tương đối bền với axit loãng ở điều kiện thường

nhưng khi tăng nồng độ đến 60%, nhiệt độ 700C thì xơ mới bị phá huỷ từng bộ

38

- Tác dụng của kiềm: Polyester kém bền với kiềm do nhóm este bị xà phòng hóa. Ví dụ: nếu gia công không lâu ở nhiệt độ thấp thì kiềm chưa gây tổn thương đáng kể cho xơ. Nếu tăng nhiệt độ thì polyester sẽ bị phá hủy hoàn toàn (dạng thủy phân). Dung dịch NaOH 40% sẽ phá hủy polyester ở ngay nhiệt độ thường.

- Polyester tương đối bền với chất oxy hóa và với chất khử

- Polyester tương đối bền với các dung môi hữu cơ thông thường: axeton, cồn, benzene…nhưng xơ bị hòa tan trong nitrobenzene và clophenol

- Tác dụng của nhiệt độ: Polyester là loại xơ nhiệt dẻo, khả năng chịu nhiệt của

xơ tương đối cao. Ở nhiệt độ 1500

C trong một vài giờ xơ chưa thay đổi tính chất. Nếu tăng thời gian lên 1000 giờ xơ chỉ giảm 50% độ bền. Trong khi đó một số xơ

khác chỉ trong 200 - 300 giờ đã bị phá huỷ. Ở nhiệt độ 2350C xơ chuyển sang trạng

thái mềm, ở nhiệt độ 2750C xơ chuyển sang trạng thái chảy lỏng.

- Tác dụng của vi sinh vật, ánh sáng và khí quyển: Polyester có độ bền với ánh sáng cao hơn hẳn polyamide, nhưng dưới tác dụng của ánh sáng tử ngoại thì xơ polyester bị giảm độ bền

- Xơ polyester có độ cứng lớn dễ tạo ra hiện tượng xù lông, vón cục trên bề mặt chế phẩm. Để khắc phục nhược điểm này người ta đã sản xuất ra polyester biến tính bằng cách thay đổi thành phần hóa học của polyester nhằm biến đổi một số tính chất của xơ làm cho xơ mềm mại hơn, dễ gấp uốn, tăng khả năng nhuộm màu, tăng độ xốp và có nhiệt độ nóng chảy cao hơn gọi là polyester biến tính.

Ứng dụng:

- Dạng xơ stapen: Khoảng 60% khối lượng sản xuất polyester là ở dạng xơ stapen. Xơ stapen được dùng chủ yếu để pha trộn với các loại xơ khác như len, bông, viscose, modal. Tỷ lệ pha trộn phụ thuộc vào sản phẩm được dùng và loại xơ được pha trộn, thông thường tỷ lệ pha trộn là 70:30, 65:35, 55:45 và 50:50. Các ứng dụng quan trọng nhất là dùng để may comple, y phục, váy, áo sơ mi, quần áo mặc ngoài, áo mưa, bảo hộ lao động, ga trải giường. 100% polyester dạng xơ stapen còn được dùng để làm chỉ may có độ bền cao, nền của mex, dựng, bông, bông trần.

39

- Dạng filament: Thường được texture sau đó dệt vải để may váy, áo sơ mi, cà vạt, khăn choàng, làm lót áo,vải nỉ, rèm, màn tuyn, đồ trang trí. Dùng làm chỉ vắt sổ.

Xơ có khả năng hạn chế lửa nên được dùng để bọc đồ nội thất trong khách sạn, rạp hát, vận tải.

Trong lĩnh vực công nghiệp, polieste dùng làm sợi mành trong chế tạo lốp ô tô, xe máy, dạng sợi mảnh dùng làm lưới, vật liệu lọc…dùng làm vải bạt, vải mành, quần áo bảo vệ, dây đai an toàn, đai truyền, làm vải lọc, băng tải, vải buồm, các ống tăng bền, làm lều vải trắng, thừng, chão, vải lông....

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tính hấp thụ và thải hồi ẩm của một số loại vải dệt kim đến tính tiện nghi của quần áo (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)