V. Nghiên cứu thực nghiệm
1. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm
a. Kiểm tra vật liệu đầu vào
Mẫu được sử dụng thí nghiệm là thép C20 theo tiêu chuẩn GOST 1050:1988 theo tiêu chuẩn GOST 4543:1971 của Nga.
Kết quả phân tích thành phầnmẫu thép C20 được cho trong bảng 2.1:
TT
% khối lượng
Đánh giá
Nguyên tố Phân tích vật liệu Yêu cầu
1 C 0,1863 0,17 ~ 0,24 Đạt 2 Si 0,2553 0,17 ~ 0,37 Đạt 3 Mn 0,6304 0,35 ~ 0,65 Đạt 4 P 0,0249 ≤ 0,035 Đạt 5 S 0,0174 ≤ 0,040 Đạt 6 Cr 0,0250 ≤ 0,25 Đạt 7 Ni 0,0358 ≤ 0,30 Đạt 8 Mo 0,0024 - 9 Fe 98,7752 -
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của mẫu thép C20
Kết quả phân tích thành phầnmẫu thép 20Cr được cho trong bảng 2.2:
TT
% khối lượng
Đánh giá
Nguyên tố Phân tích vật liệu Yêu cầu
1 C 0,1713 0,17 ~ 0,23 Đạt 2 Si 0,3487 0,17 ~ 0,37 Đạt 3 Mn 0,7667 0,50 ~ 0,80 Đạt 4 P 0,0188 ≤ 0,035 Đạt 5 S 0,0144 ≤ 0,035 Đạt 6 Cr 0,9482 0,70 ~ 1,00 Đạt 7 Ni 0,1409 ≤ 0,30 Đạt 8 Mo 0,0190 - 9 Fe 97,3484 -
b. Chuẩn bị mẫu
Mẫu nghiên cứu được chế tạo có dạngmẫu mỏng, kích thước như trong hình:
Hình 2.10 Mẫu mỏng dùng trong thí nghiệm
Quy trình chế tạo mẫu được thực hiện theo sơ đồ dưới đây:
Hình 2.11 Sơ đồ chuẩn bị mẫu thí nghiệm
- Rèn nóng: mẫu thép ban đầu ở dạng khối, được rèn nóng thành dạng thanh, tạo kích thước mỏng ban đầu nhất định
- Ủ: sau rèn, do tốc độ nguội lớn, mẫu bị biến cứng, phải tiến hành ủ để làm mềm phôi và khử ứng suất dư sau rèn
- Cán nguội: mẫu tiếp tục được cán mỏng tối đa để được mẫu có chiều dầy nhỏ nhất (khoảng 0,4 mm)
- Ủ: mẫu được ủ một lần nữa đểlàm mềm phôi và khử ứng suất dư sau cán
- Cắt và mài: mẫu được cắt với kích thước 20x10x0.4 và được mài trên giấy ráp đến chiều dầy khoảng 100 μm. Sau đó, các mẫu này được bảo quản trong túi hạt silicagen trước khi thí nghiệm.
Mẫu khối Rèn Ủ
Cán
Ủ Cắt và mài