Phương tiện quay vòng tạm nhập chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi tạm nhập trong quá trình lưu giữ đến khi tái xuất ra khỏi lãnh

Một phần của tài liệu 2.Du thao Nghi dinh 208 (Trang 34 - 35)

quan từ khi tạm nhập trong quá trình lưu giữ đến khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Đối với phương tiện quay vòng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải được lưu giữ trong cơ sở sản xuất của người khai hải quan, trường hợp

lưu giữ bên ngoài cơ sở sản xuất thì trước khi vận chuyển đến địa điểm lưu giữ, người khai hải quan phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan. Đối với phương tiện quay vòng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này phải được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan, trừ trường hợp đưa về địa điểm đóng hàng, dỡ hàng của người xuất khẩu, nhập khẩu hoặc được lưu giữ tại các bãi container rỗng của hãng tàu.

5. Địa điểm làm thủ tục hải quan:

a) Đối với phương tiện quay vòng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu;

b) Đối với phương tiện quay vòng quy định tại điểm c, điểm d Khoản 1 Điều này: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu,nhập khẩu hàng hóa.

6. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng phương tiện quay vòng, thủ tục hải quan thực hiện như sau:

a) Người khai hải quan có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập và giải trình rõ lý do thay đổi mục đích sử dụng phương tiện quay vòng;

b) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập có trách nhiệm xem xét lý do, giải trình của người khai hải quan; nếu không phát hiện dấu hiệu gian lận thương mại thì chấp nhận đề nghị của người khai hải quan;

c) Người khai hải quan phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Mục 5 Chương này tại Chi cục Hải quan tạm nhập. Trường hợp tạm nhập tại nhiều Chi cục Hải quan thì lựa chọn một Chi cục Hải quan tạm nhập để làm thủ tục hải quan nhập khẩu.”

Một phần của tài liệu 2.Du thao Nghi dinh 208 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w