THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HA

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 92 - 103)

GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.4.1. Các trường hợp ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

2.4.1.1. Áp dụng căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Qua tổng kết thực tiễn giải quyết các vụ kiện ly hôn của TAND quận Hai Trưng cho thấy số vụ ly hôn do có hành vi do ngoại tình, đánh đập ngược

đãi, và do người chồng nghiện ngập ma túy, rượu chè, cờ bạc chiếm tỷ lệ tương đối cao trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Tình trạng bạo lực trong gia đình xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, có trường hợp vì cuộc sống vật chất quá khó khăn, có trường hợp do ghen tuông, nghi ngờ một bên ngoại tình nên đã đánh đập nhau. Tệ nạn cờ bạc, nghiện ngập cũng là lý do dẫn đến tình trạng vợ chồng đánh đập, ngược đãi nhau. Bạo lực trong gia đình ngày càng gia tăng và thể hiện tính chất nghiêm trọng của nó. Đa phần bạo lực trong gia đình dẫn đến tình trạng vợ chồng ly hôn.

Như đã phân tích, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng trong những năm gần đây, số lượng các vụ giải quyết ly hôn ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của vợ, chồng mà còn ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình. Việc giải quyết ly hôn phải được thực hiện trên cơ sở các quy định pháp luật, các phán quyết của tòa án phải đảm bảo khách quan, đúng pháp luật và dễ dàng thi hành trên thực tế. TAND quận Hai Bà Trưng khi giải quyết các vụ việc ly hôn đều áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 giải quyết dựa trên nguyên tắc tự do hôn nhân, trong đó đảm bảo quyền ly hôn của vợ chồng. Trong đó áp dụng quy định tại Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 và Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP TANDTC, bởi vậy khi có các căn cứ luật định: Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được và vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích, TAND sẽ giải quyết cho các bên được ly hôn.

Ví dụ: Chị Phạm Thị Phương Lan, sinh năm 1982 và anh Nguyễn Hữu Nam, sinh năm 1981 kết hôn ngày 24/10/2006 trên cơ sở tự nguyện. Sau khi kết hôn vợ chồng anh chị chung sống tại số 47 ngõ Đình Đông, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng. Quá trình chung sống vợ chồng hạnh phúc, hòa thuận đến năm 2010 thì phát sinh mâu thuẫn do chưa tìm hiểu kỹ về nhau, vợ chồng bất đồng quan điểm, thường xảy ra mâu thuẫn, vợ chồng thường xảy ra đánh cãi nhau, thậm chí anh Nam còn dùng hung khí (kiếm, dao, xăng…) trong các cuộc ẩu đả của vợ chồng. Nay chị Lan xác định tình cảm

vợ chồng không còn, chị xin ly hôn với anh Nam và anh Nam cũng đồng ý ly hôn.

Ngày 25/10/2011 tại trụ sở TAND quận Hai Bà Trưng xét xử sơ thẩm công khai vụ án về việc xin ly hôn giữa chị Phạm Thị Phương Lan và anh Nguyễn Hữu Nam, theo đó Chấp nhận đơn xin ly hôn của chị Phạm Thị Phương Lan đối với anh Nguyễn Hữu Nam đồng thời công nhận sự thuận tình ly hôn của chị Lan với anh Nam. Bởi TAND quận cho rằng nguyên nhân do vợ chồng bất đồng quan điểm sống, hai bên không biết cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, vợ chồng không tin tưởng, thiếu tôn trọng nhau và thường xuyên cãi nhau, thường xuyên va chạm. Trong khi đó, chị Lan còn có mâu thuẫn với gia đình nhà chồng, điều này cũng ảnh hưởng không ít đến tình cảm vợ chồng, làm cho mâu thuẫn vợ chồng ngày càng trầm trọng, quan hệ vợ chồng không được cải thiện. Điều này cũng đủ cơ sở để xác định mâu thuẫn giữa chị Lan và anh Nam đã trầm trọng, kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được chị Lan xin ly hôn, anh Nam đồng ý ly hôn. Do vậy, TAND quận công nhận sự thuận tình ly hôn của chị Lan và anh Nam là phù hợp với Điều 90 Luật HN&GĐ năm 2000. Về con cái: Xác nhận chị Lan và anh Nam có 1 con chung là cháu Nguyễn Hữu Tùng Lân, giao chị Lan trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng cho đến khi cháu trưởng thành 18 tuổi hoặc đến khi có sự thay đổi khác, anh Nam đóng góp tiền nuôi con 2.000.000 đồng/tháng kể từ tháng 10/2011 cho tới khi con trưởng thành 18 tuổi hoặc có sự thay đổi khác, anh Nam có quyền thăm và chăm sóc con chung, không ai được cản trở. Về tài sản chung, nhà ở và công nợ chung: Hai bên xác nhận tự thỏa thuận, không yêu cầu Tòa án giải quyết nên Tòa không xét.

Bên cạnh đó, hiện tượng vợ chồng ngoại tình cũng dẫn đến cuộc sống vợ chồng lâm vào "tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài" cũng thường xuyên diễn ra và trở thành nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn. Theo thống kê số liệu năm 2011 cho thấy tổng số vụ án ly hôn do nguyên nhân ngoại tình luôn chiếm số lượng cao nhất 92 vụ/738 vụ năm 2011.

Ví dụ: Anh Lê Anh Tú và chị Nguyễn Thị Lệ Dung kết hôn do tự nguyện, có đăng ký kết hôn ngày 18/10/1993 tại UBND phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội. Sau khi kết hôn, vợ chồng ở tại 82A, Mai Hắc Đế, Phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng. Quá trình chung sống đến năm 2006 thì phát sinh mâu thuẫn vì anh Tú có quan hệ với người phụ nữ khác tên là Doãn Thị Thanh Tuyền, hiện nay anh Tú vẫn quan hệ với chị Tuyền, chị đã gặp và chị Tuyền đã hứa không quan hệ nữa nhưng hiện tại chị vẫn thấy anh Tú quan hệ với chị Tuyền, chị Dung mong muốn Tòa án hòa giải để vợ chồng đoàn tụ nhưng trong suốt thời gian Tòa án giải quyết vụ án. Trong khi đó theo lời khai của anh Lê Anh Tú, vợ chồng đã ly thân từ năm 2000 do mâu thuẫn vì lý do tính tình vợ chồng không hợp, thường xuyên xảy ra cãi cọ, xô xát. Vì vậy anh đã yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn.

Tại Bản án số 13/2010/HN&GĐ-ST ngày 05/02/2010 TAND quận Hai Bà Trưng xét xử sơ thẩm công khai vụ án xin ly hôn giữa anh Lê Anh Tú và chị Nguyễn Thị Lệ Dung, theo Bản án này TAND chấp nhận cho anh Tú được ly hôn chị Dung bởi lý do việc chị Dung cho rằng anh Tú có quan hệ với chị Tuyền không có cơ sở để chứng minh, nên Tòa án không xem xét căn cứ này, bên cạnh đó, chính quyền địa phương nơi anh chị chung sống cũng như các con chung của anh Tú, chị Dung cho rằng anh Tú và chị Dung không hợp nhau và rất khó có cơ hội đoàn tụ. Bản thân chị Dung mong muốn vợ chồng đoàn tụ nhưng cũng không có biện pháp gì để cải thiện tình cảm vợ chồng. Cho nên TAND Quận có đầy đủ cơ sở xác định trình trạng hôn nhân giữa anh Lê Anh Tú và chị Nguyễn Thị Lệ Dung là đã trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt nên xử anh Lê Anh Tú được ly hôn chị Nguyễn Thị Lệ Dung.

Qua bản án trên cho thấy, mặc dù chị Dung cho rằng chồng mình là anh Tú có quan hệ ngoại tình với người phụ nữ khác nhưng chị Dung vẫn chưa đưa ra được chứng cứ để chứng minh cho việc ngoại tình của chồng bởi theo quy định của BLTTDS thì nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về các đương

sự. Ngoài ra, quá trình giải quyết tại Tòa án, mặc dù Tòa án đã tiến hành tống đạt hợp lệ thông báo về phiên hòa giải và phiên tòa xét xử nhưng chị Dung không đến và từ bỏ quyền lợi bảo vệ của mình tại Tòa án. Quá trình xác minh thu thập chứng cứ tại địa phương thì cơ quan chính quyền địa phương nơi anh, chị sinh sống đều xác nhận anh, chị có mâu thuẫn do tính cách không hợp nhau và vợ chồng thường xuyên xảy ra xô xát. Lý do chị Dung đưa ra là anh Tú có quan hệ ngoại tình là không có bằng chứng và cơ sở để chứng minh. Vì vậy, TAND quận Hai Bà Trưng đã căn cứ vào Điều 88, Điều 89, Điều 92 và Điều 94 Luật HN&GĐ năm 2000 xử chấp nhận cho anh Tú được ly hôn với chị Dung và quyết định các vấn đề khác về con chung, tài sản chung như trên là hoàn toàn đúng và phù hợp với các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000.

Trong những năm gần đây, tại TAND quận Hai Bà Trưng những trường hợp vợ chồng yêu cầu ly hôn vì mâu thuẫn gia đình ngày càng tăng. Thông thường những mâu thuẫn có thể phát sinh giữa vợ, chồng, với cha, mẹ, anh, chị, em, của một trong hai bên. Những mâu thuẫn có thể rất nhỏ, chỉ là những bất đồng quan điểm trong sinh hoạt hàng ngày, trong việc đối xử với các thành viên trong gia đình, trong việc nuôi dạy con… Nhưng do vợ chồng thiếu sự thông cảm, không thiện chí và cố chấp nên những mâu thuẫn ngày càng trầm trọng hơn,dẫn đến một trong hai bên hoặc cả hai bên không thể chịu đựng được nhau và yêu cầu ly hôn.

Chính vì vậy, khi xem xét đánh giá chứng cứ đòi hỏi thẩm phán phải hết sức thận trọng, nếu không sẽ dẫn đến mắc phải những sai lầm, đánh giá thiếu khách quan và thiếu chính xác. Bởi lẽ, biểu hiện của trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài là rất khác nhau, đa dạng và phong phú.

2.4.1.2. Đường lối giải quyết các trường hợp ly hôn tại TAND quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Trong quá trình thụ lý và giải quyết các vụ việc ly hôn tại TAND quận Hai Bà Trưng luôn xác định rõ quyền yêu cầu ly hôn là quyền nhân thân của

vợ chồng. Dù ly hôn do một bên yêu cầu hay thuận tình ly hôn thì khi giải quyết ly hôn TAND quận Hai Bà Trưng vẫn phải đảm bảo đúng đường lối vừa tôn trọng quyền ly hôn của vợ chồng, vừa đảm bảo giải quyết các vụ án ly hôn một cách chính xác, không mắc sai lầm trong quyết định cho phép vợ chồng ly hôn. Theo quy định tại Điều 86 Luật HN&GĐ năm 2000 có quy định trong quá trình giải quyết ly hôn, Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có đơn xin yêu cầu ly hôn. Mặc dù quá trình nộp đơn khởi kiện xin ly hôn tại Tòa án không bắt buộc các đương sự phải có biên bản hòa giải ở cấp cơ sở nhưng tại TAND quận Hai Bà Trưng vẫn có mẫu xác nhận tình trạng mâu thuẫn vợ chồng để khuyến khích các đương sự về địa phương hòa giải trước khi nộp đơn khởi kiện tại Tòa án. Đây không phải là một những giấy tờ bắt buộc phải có khi nộp đơn khởi kiện tại TAND quận Hai Bà Trưng nhưng nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm giúp cho vợ chồng có thể nhận thấy những sai lầm của mình dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng và giúp họ tìm ra những biện pháp nhằm giải quyết những mâu thuẫn đó, để họ có thể trở về đoàn tụ gia đình mà không phải gửi đơn yêu cầu ly hôn đến cơ quan tòa án yêu cầu giải quyết.

Khi giải quyết ly hôn TAND quận Hai Bà Trưng luôn xem xét toàn diện về lợi ích của vợ, chồng, các con, lợi ích gia đình và xã hội để cân nhắc và quyết định bác yêu cầu ly hôn hoặc chấp nhận yêu cầu ly hôn của vợ chồng. Trong mọi trường hợp ly hôn, dù một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn hay hai vợ chồng thuận tình ly hôn. Dù vợ chồng ly hôn ở bất kỳ nguyên nhân, lý do nào thì TAND quận Hai Bà Trưng luôn kiên trì hòa giải, giáo dục, giúp đỡ, động viên vợ chồng giải quyết mâu thuẫn gia đình. Nếu hòa giải nhiều lần, xét thấy mâu thuẫn vợ chồng đã gay gắt, tình yêu thương giữa vợ chồng không còn, tình trạng vợ chồng đã trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì TAND quận Hai Bà Trưng giải quyết cho vợ chồng ly hôn theo đúng quy định tại Điều 89, Điều 90 và Điều 91 Luật HN&GĐ năm 2000. Ngoài ra, TAND quận Hai Bà Trưng

luôn quán triệt nguyên tắc chung khi giải quyết vụ việc như: Khi xét xử, thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập chỉ tuân theo pháp luật, không lệ thuộc bởi sự can thiệp của bất cứ ai, bất cứ cơ quan nào…

Theo quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000, có hai trường hợp ly hôn: Thuận tình ly hôn và ly hôn do một bên yêu cầu.

- Thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng. Khi vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý đơn và tiến hành thủ tục hòa giải, mục đích là để vợ chồng rút đơn yêu cầu ly hôn và đoàn tụ với nhau. Nếu trong trường hợp hòa giải mà vợ chồng rút đơn xin ly hôn thì TAND quận Hai Bà Trưng sẽ áp dụng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ Luật tố tụng dân sự và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp cả hai bên vợ chồng sau khi hòa giải vẫn giữ nguyên quan điểm và yêu cầu Tòa án vẫn giải quyết cho hai bên được ly hôn và ghi nhận sự thỏa thuận về các vấn đề khác như con chung, tài sản chung, thì TAND quận Hai Bà Trưng sẽ lập biên bản hòa giải thành và hết thời hạn bảy ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì thẩm phán chủ trì phiên hòa giải sẽ áp dụng Điều 186, Điều 187 Bộ Luật tố tụng dân sự và ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.

Ví dụ: Chị Lê Thị Thỉnh và anh Trần Anh Dũng kết hôn trên cơ sở tự nguyện và có đăng ký kết hôn, sau khi kết hôn vợ chồng anh Dũng, chị Thỉnh sống tại Phòng 19 A2 Tập thể Nguyễn Công Trứ, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, trong quá trình chung sống, vợ chồng anh chị nảy sinh mâu thuẫn, hai bên cùng xác nhận tình cảm vợ chồng không còn, cuộc sống chung không có hạnh phúc và cùng thuận tình ly hôn.

Ngày 05/01/2011, TAND Quận đã thụ lý vụ việc ly hôn của anh chị, sau đó ngày 18/01/2011 đã tiến hành hòa giải về việc các đương sự thật sự ly

hôn và thỏa thuận được với nhau giải quyết toàn bộ vụ án. Sau đó TAND Quận đã ra Quyết định số 23/2011/QĐST- HNGĐ công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các anh Dũng và chị Thỉnh bởi việc thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự được ghi trong biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành ngày 18/01/2011 là hoàn toàn tự nguyện và không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Đã hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó. Quyết định xác nhận con chung Trần Khánh Ly do anh Dũng trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, chị Thỉnh tự nguyện đóng góp phí tổn nuôi con 1. 000. 000 đồng kể từ tháng 01/2011 cho đến khi con trưởng thành (18 tuổi) hoặc đến khi có sự thay đổi khác. Chị Thỉnh có quyền đi lại thăm nom và chăm sóc con chung không ai được ngăn cản. Về tài sản: Hai bên cùng xác nhận không có, không yêu cầu giải quyết

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 92 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)