Các khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. (Trang 29 - 33)

1.1.1. Nghèo

Ở Việt Nam, ngoài việc nhận diện nghèo trên hai khía cạnh tuyệt đối và

tương đối, nghèo còn được nhận diện trên khía cạnh thứ ba, đó là nghèo có nhu cầu tối thiểu, được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư có những đảm

bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như: đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.

Các quan niệm và khái niệm cụ thể về nghèo đói được đưa ra khá nhiều. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thừa nhận một khái niệm chung về nghèo, được thống nhất tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Thái Lan (1993): “nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không

được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Đây có thể coi là một định nghĩa

chung nhất có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện những nét phổ biến chính về nghèo.

Hiện có sự đồng thuận cao khi xem xét đánh giá nghèo trên nhiều chiều cạnh. Các tình trạng nghèo được chỉ ra rõ ràng là mang tính đa chiều. Nghèo không chỉ dừng lại ở yếu tố tiền tệ, mà nó còn liên quan mật thiết đến rất nhiều vấn đề mang tính đan xen giữa các chiều cạnh của kinh tế với xã hội và các vấn đề về môi trường, văn hóa... Và cho thấy, dù tiếp cận theo quan điểm nào cũng đều phù hợp thay cho việc chỉ xem nghèo trên một khía cạnh tiền tệ, mặc dù bên cạnh vẫn còn một số tranh luận đối với việc áp dụng các chỉ số đa chiều trong nghiên cứu nghèo. Điều quan trọng hơn cả, đến nay việc nghiên cứu nghèo trên nhiều chiều cạnh (đa chiều) thay thế phương pháp nghèo đơn

chiều được đánh giá là một phương pháp luận hoàn hảo hơn, và hoàn toàn phù hợp để chỉ ra được đúng ai là người nghèo, người không nghèo và việc thiết kế các chỉ số đo lường nghèo sẽ đánh giá nghèo đúng với bản chất nghèo đang diễn ra hiện nay, trên cơ sở đó các giải pháp chính sách đưa ra sẽ hữu hiệu hơn với kỳ vọng thực hiện thành công chiến lược giảm nghèo bền vững.

Luận văn này sử dụng khái niệm nghèo là tình trạng khó khăn bao gồm cả những khía cạnh kinh tế và xã hội, được thể hiện cụ thể về thu nhập không đảm bảo mức chuẩn tối thiểu theo quy định và những thiếu hụt về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để đảm bảo chất lượng sống theo một mức chuẩn nhất định.

1.1.2. Nghèo đa chiều

Ngân hàng Thế giới (2000) cho rằng: Nghèo là một khái niệm đa chiều

vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực [6].

UNDP (2008) đã cho rằng: nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham

gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo không chỉ là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có các tư liệu để sản xuất như đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng…. Hơn thế, nghèo còn có nghĩa là sự không an toàn, thiếu quyền và dễ bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh [25]. Với quan điểm này, nghèo không chỉ đo lường bởi yếu tố tiền tệ

như trước đây, mà nghèo đã đề cập tới các yếu tố khác ngoài tiền tệ (phi tiền tệ). Các yếu tố phi tiền tệ đã được quan tâm rộng rãi hơn như: sự thiếu hụt về cơ hội, nặng hơn sự thiếu ăn đó là tình trạng suy dinh dưỡng, bệnh tật, thất học, bất hạnh và tuyệt vọng. Thiếu tiếng nói và sự tham gia vào các hoạt động về kinh tế, xã hội, chính trị, sự thiếu hụt này sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng

bị loại trừ ra ngoài lề của xã hội, không được thụ hưởng các lợi ích đầu ra bởi qúa trình phát triển kinh tế - xã hội, như vậy các quyền cơ bản của con người dễ bị tước đi.

1.1.3. Sinh kế

Khái niệm sinh kế (livelihood) có thể được hiểu và sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Theo một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi thì “Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” [33, tr.4].

Sinh kế bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên [52] [34, tr.4].

Ngầm ẩn trong khung sinh kế bền vững là một lý thuyết cho rằng con người dựa vào năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn, để giảm nghèo và đảm bảo an ninh bảo sinh kế của mình, bao gồm: vốn vật chất (physical capital), vốn tài chính (financial capital), vốn xã hội (social capital), vốn con người (human capital) và vốn tự nhiên (natural capital), là những loại vốn đóng cả hai vai đầu vào và đầu ra1.

Sinh kế hộ gia đình là sinh kế dựa trên các nguồn vốn con người, vốn xã hội (mạng lưới xã hội...), vốn thiên nhiên hay tài nguyên (rừng, đất canh tác, đất phi nông nghiệp, đa dạng sinh học...), vốn vật chất (nhà ở, nhà xưởng, 1DFID’s Sustainable Livelihoods Guidance Sheets định nghĩa năm loại vốn này nhưsau: (1) Vốn vật chất bao gồm cơ sởhạtầng và các loại hàng hóa mà người sản xuất cần đểhậu thuẫn sinh kế; (2) Vốn tài chính ngụý vềcác nguồn lực tài chính mà con người sửdụng để đạt được các mục tiêu sinh kếcủa mình; (3) Vốn xã hội nghĩa là các nguồn lực xã hội mà con người sửdụng đểtheo đuổi các mục tiêu sinh kếcủa mình, bao gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sựphụthuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan trọng; (4) Vốn con người đại diện cho các kỹnăng, tri thức, khảnăng làm việc và sức khỏe tốt, tất cảcộng lại tạo điều kiện giúp con người theo đuổi các chiến lược sinh kếkhác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. Ởcấp độhộgia đình, vốn con người là yếu tố vềsốlượng và chất lượng lao động của hộ; yếu tốnày khác nhau tùy thuộc vào kích cỡcủa hộ, trình độgiáo dục và kỹ năng nghềnghiệp, khảnăng quản lý, tình trạng sức khỏe, tri thức vềcác cấu trúc sởhữu chính thống và phi chính thống (nhưcác quyền, luật pháp, chuẩn mực, cấu trúc chính quyền, các thủtục); và (5) Vốn tựnhiên là tất cảnhững nguyên vật liệu tựnhiên đểtạo dựng sinh kế. Có rất nhiểu nguồn lực tạo thành vốn tựnhiên bao gồm cảcác nguồn lực đất đai.

công cụ sản xuất, phương tiện vận chuyển, CSHT...), vốn tài chính (tiết kiệm, tín dụng, hàng hóa lưu chuyển...). Các nguồn lực này có quan hệ với nhau và có thể làm gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực khác, chẳng hạn như nếu hộ có đất (có chứng nhận pháp lý về quyền sử dụng đất) có thể vay mượn, thế chấp, cầm cố để có nguồn vốn tài chính phục vụ cho một mục tiêu kinh tế hay đời sống nào đó.

Từ tiếp thu lý thuyết về nghèo, nghèo đa chiều và khung sinh kế bền vững của DFID, luận văn đưa ra khung phân tích cách tiếp cận sinh kế hộ gia đình để phân tích dữ liệu trong đề tài theo khung dưới đây:

Hình 1. 1 Khung phân tích của luận văn

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2019)

Với khung phân tích trên đây các nguồn vốn được phân tích trong luận văn này là:

 Vốn thiên nhiên: quá trình đô thị hóa thu hẹp đất nông nghiệp dẫn tới tình trạng thiếu đất sản xuất của người dân huyện Hoài Đức

 Vốn vật chất được xem xét trên dựa trên tự liệu sản xuất là công cụ sản xuất như nhà xưởng, máy móc.

 Vốn con người: tìm hiểu lực lượng tham gia lao động sản xuất của người dân huyện Hoài Đức nói chung và của người nghèo tại đây nói riêng;

 Vốn tài chính: Luận văn xem xét khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay khác nhau tại địa phương của người nghèo huyện Hoài;

 Vốn xã hội: Xem xét khả năng kết nối của người nghèo với các mạng lưới xã hội tại địa phương; sử dụng các mối quan hệ gia đình, bạn bè trong việc quá trình thoát nghèo.

Một phần của tài liệu Sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w