4. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.3.2. Đối với chính sách vĩ mô của nhà nước
Xuất phát từ việc xây dựng đề tài tổ chức quản lý sử dụng VCĐ cũng như qua nghiên cứu thực tiễn tại Công ty Cổ phần Xây lắp thương mại Nghệ An, em có một số kiến nghị, đề xuất về phía Nhà nước như sau:
Trong điều kiện Nhà nước còn nhiều khó khăn về tài chính, chưa có điều kiện cấp bổ sung vốn cho các doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp có thể làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay thì Nhà nước cần phải tạo môi trường, hành lang pháp lý an toàn hiệu quả để doanh nghiệp chủ động bổ sung vốn cho mình bằng nhiều hình thức.
Thời gian qua tuy chính phủ đã có nhiều cố gắng trong sửa đổi luật pháp, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hơn trước. Nhưng vấn đề vẫn còn tồn tại là luật còn thiếu rõ ràng, chậm trong hướng dẫn thực hiện, hay thay đổi dẫn đến không đồng bộ, gây khó khăn trong định hướng, xác định chiến lược kinh doanh cho mỗi doanh nghiệp.
- Về luật thuế GTGT, khoảng hơn 40% các doanh nghiệp đánh giá rằng việc áp dụng luật thuế GTGT vẫn làm tăng mức đóng góp của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Loại thuế này vẫn chưa phát huy hết được các mặt tích cực.
Về công tác triển khai thu thuế: Số lượng lớn các văn bản hướng dẫn về thuế GTGT, các doanh nghiệp thấy rất khó khăn trong quá trình hoạt động của mình. Việc hoàn thuế GTGT còn chậm trễ, chưa kịp thời làm cho vốn của Doanh nghiệp bị chiếm dụng.
Thời gian tới Nhà nước nên có chính sách thuế ổn định để doanh nghiệp chủ động tính toán hiệu quả kinh doanh. Khi có thay đổi đề nghị Nhà nước có thông báo trước với một thời gian phù hợp để doanh nghiệp thay đổi, tránh tổn thất do việc đột ngột thay đổi chính sách thuế gây ra.
- Các doanh nghiệp cũng đánh giá những yếu tố khác như: Những hạn chế trong hoạt động xúc tiến, thiếu thông tin cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt những yếu tố như: Buôn lậu, hàng giả, chi phí phụ trợ cao (vận tải, điện, thông tin...) và nhu cầu tiêu dùng trong nước chưa cao trong khi phụ trợ cao đã làm tăng thêm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đáng chú ý là vấn đề khó khăn trong việc vay vốn. Việc vay vốn với nhiều thủ tục phức tạp không thuận lợi cho các doanh nghiệp. Ngân hàng cần có cơ chế thông thoáng hơn đối với các doanh nghiệp trong việc vay vốn (thủ tục thế chấp, xem xét tính khả thi của dự án.
Nên tạo ra sự bình đẳng trong việc vay vốn ngân hàng giữa các doanh nghiệp, đề nghị ngân hàng cho vay bằng tín chấp qua hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp đã ký với khách hàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập có cơ hội phát triển.
- Ngân hàng quản lý ngoại hối cung không đủ cầu gây nên các biến động về tỷ giá hối đoái, khó khăn cho doanh nghiệp.
- Các thủ tục thanh tra, kiểm tra xin thuê đất hoặc cấp đất của doanh nghiệp chưa có nhiều tiến bộ thậm chí còn khó khăn hơn. Các doanh nghiệp mong muốn có được sự cải thiện, giảm bớt phiền hà trong thủ tục hành chính.
Trong thời gian tới nếu Nhà nước giải quyết tốt các vấn đề trên sẽ là điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn.
KẾT LUẬN
Quản lý VCĐ là một vấn đề khó khăn, phức tạp. Dù là doanh nghiệp có qui mô lớn hay nhỏ quản lý VCĐ vẫn luôn là vấn đề cốt lõi để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhất là những doanh nghiệp xây lắp xây dựng thì tầm quan trọng của VCĐ càng rõ nét hơn.
Sau 8 tuần kiến tập tại Công ty Cổ phần Xây Lắp Thương Mại Nghệ An, em càng thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý VCĐ đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Công tác quản lý VCĐ còn một số tồn tại nhưng nhìn chung cũng đã đem lại một hiệu quả nhất định.
Công ty cần có một cái nhìn xâu hơn về công tác quản lý VCĐ để từ đó hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác quản lý VCĐ nói riêng.
1. Thông tư số 57TC/TCDN ngày 12/11/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý sử dụng vốn và tài sản trong DNNN.
2. Kinh tế thương mại - Khoa Thương mại trường ĐHKTQD.
3. Quản trị doanh nghiệp thương mại. Khoa thương mại trường ĐH KTQD.
4. Quản lý tài chính doanh nghiệp. NXB Thống kê 1994.
5. Sổ tay quản lý vốn trong doanh nghiệp. NXB Thống kê 1994. 6. Tạp chí Tài chính năm 2009.
7. Các tài liệu: Quyết định thành lập, các báo cáo tổng hợp, các đề án phát triển ... của Công ty Cổ phần Xây Lắp Thương mại Nghệ An.
MỤC L ỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...1
1. Lí do chọn đề tài:...1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:...1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...2
4. Phương pháp nghiên cứu:...2
PHẦN NỘI DUNG...3
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP THƯƠNG MẠI NGHỆ AN...3
1.1. Giới thiệu chung về Công ty...3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty...3
1.1.1.1. Quá trình hình thành của Công ty...3
1.1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty...3
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vục kinh doanh của Công ty...4
1.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ...4
1.1.2.2. Nghành nghề kinh doanh...4
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty...5
1.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty....8
1.1.4.1. Đặc điểm về nhân sự...8
1.1.4.2. Đặc điểm về tài chính...9
1.1.4.3. Đặc điểm về sản phẩm...9
1.1.4.4. Đặc điểm về thị trường...10
1.1.4.5. Đặc điểm về dây chuyền công nghệ...10
1.1.5. Tài sản và nguồn vốn của Công ty....11
1.1.6. Kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2008-2010...12
Hạng mục công trình...13
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP THƯƠNG MẠI NGHỆ AN...15
2.1. Thực trạng về quá trình tổ chức quản trị và sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Xây lắp thương mại Nghệ An...15
2.1.1. Kết cấu vốn kinh doanh của công ty và nguồn hình thành vốn kinh doanh...15
2.1.1.1. Kết cấu vốn kinh doanh...15
2.1.1.2. Nguồn hình thành vốn kinh doanh...15
2.1.2. Cơ cấu tài sản cố định và nguồn hình thành vốn cố định...15
2.1.2.2. Nguồn hình thành vốn cố định....16
2.1.3. Thực trạng quản trị vốn cố định của Công ty...17
2.1.3.1. Tình hình đầu tư TSCĐ...17
2.1.3.2. Tình hình thực hiện KHTSCĐ và quản lý KHTSCĐ...18
2.1.3.3. Tình hình quản lý TSCĐ và bảo toàn vốn cố định...19
2.1.3.4. Hiệu quả sử dụng TSCĐ qua các chỉ tiêu tài chính...21
2.1.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác tổ chức quản trị và sử dụng vốn cố định tại công ty...23
2.1.4.1. Những thuận lợi...24
2.1.4.2. Những khó khăn tồn tại cần khắc phục...25
2.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Công ty Cổ phần Xây lắp thương mại Nghệ An...25
2.2.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới...25
2.2.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định của công ty...27
2.2.2.1. Tăng cường công tác mở rộng thị trường....28
2.2.2.2. Tăng cường đầu tư đổi mới, bổ sung cho tài sản cố định....28
2.2.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát tài sản cố định....29
2.2.2.4. Cải tiến phương pháp KHTSCĐ....30
2.2.2.5. Coi trọng công tác bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên ...35
2.2.3. Một số kiến nghị...36
2.2.3.1. Đối với Công ty...36
2.2.3.2. Đối với chính sách vĩ mô của nhà nước....36
KẾT LUẬN...39