3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
2.3.1. Số lượng khách du lịch
Những năm gần đây, các loại hình du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhiều đơn vị kinh doanh du lịch đã mở chào bán
những tour mạo hiểm thăm thú, khám phá, chinh phục thử thách, góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch Lâm Đồng.
Theo Sở VH-TT&DL Lâm Đồng, du lịch mạo hiểm mới thực sự du nhập
vào Đà Lạt khoảng 5 năm trở lại đây. Thời gian đầu, người đi du lịch mạo hiểm tổ chức theo nhóm và dưới dạng tự phát. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn, loại hình du lịch này nhanh chóng “cất cánh” bởi đã thu hút được lượng khách
rất lớn trong và ngoài nước tham gia, trong đó chủ yếu là khách có độ tuổi từ 18- 45. Theo khảo sát của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đây cũng là lứa tuổi
đi du lịch nhiều nhất hiện nay. Từ năm 2012, một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Đà Lạt đã bắt đầu mở chào bán những tour du lịch mạo hiểm như đu dây vượt thác, đi bộ xuyên rừng, chèo thuyền… Đến nay, đã có hơn 10 doanh
nghiệp tại Đà Lạt được cơ quan chức năng cấp phép cho khai thác tour du lịch mạo hiểm. Ban đầu, người đi tour du lịch mạo hiểm chỉ bó hẹp trong du khách
quốc tế, chủ yếu đến từ các nước châu Âu, châu Mỹ. Và đến năm 2016, khách
du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng tham gia du lịch mạo hiểm đã đạt trên 4 triệu
Trong đó, khách quốc tế ước đạt hơn 212.400 lượt khách, tăng 67% so với cùng
kỳ năm 2015, đạt 96,5% kế hoạch năm 2016. Sốlượng khách du lịch đến Đà Lạt
phát triển tuy nhiên sốlượng khách tham gia loại hình du lịch mạo hiểm còn hạn chế. Doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch trong 10 tháng đầu năm 2016 ước đạt
hơn 5.404 tỷđồng.
Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2017 lượng khách du lịch
đến Đà Lạt - Lâm Đồng luôn tăng qua các năm theo xu hướng xã hội hóa du lịch với tốc độ17,1%. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch Đà Lạt.
Trong đó lượng khách tăng chủ yếu là lượng khách nội địa còn việc thu
hút khách du lịch quốc tế đến với Đà Lạt còn rất hạn chế. Chính yếu tố này là
một ảnh hưởng lớn đến doanh thu du lịch của Đà Lạt vì tỉ lệ chi tiêu của du
khách quốc tếthường cao hơn khách du lịch nội địa.
Bảng 2.3. Lượng kháchđến Đà Lạt - Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2017
Năm Khách nội địa
(nghìn lượt khách) Tốc độtăng trưởng (%)
2009 25.000 22 2010 28.000 12 2011 30.000 7,1 2012 32.500 8,3 2013 35.000 7,7 2014 38.500 10 2015 57.000 48 2016 62.000 8,8 2017 73.200 18,1 (Nguồn: Tổng cục du lịch)
Do điều kiện thu thập và thống kê số liệu tại địa phương còn khó khăn nên tác giả không thể thống kê được rõ ràng số lượng khách đến tham gia loại
hình du lịch mạo hiểm và đối tượng khách tại đây. Tuy nhiên, số lượng khách
tham gia loại hình du lịch này những năm gần đây vẫn còn hạn chế.
Bảng 2.4. Lượng khách quốc tếđến Đà Lạt năm 2017 theo quốc tịch
Thị trường Khách quốc tế (nghìn lượt khách)
Tốc độtăng trưởng (%)
Châu Mỹ 817.033 111,1
Châu Âu 1.885.670 116,6
Châu Úc 420.906 114,3
Châu Phi 35.881 125,6
(Nguồn: Sở VH-TT-DL Lâm Đồng)
Thông qua bảng trên ta có thể thấy được lượng du khách quốc tế chính đến với Đà Lạt - Lâm Đồng là khách đến từ thị trường: châu Á, Châu Âu và châu Mỹ. Từ đó trong phát triển du lịch cần chú trọng đến thịtrường này.