Chính sách phát triển kinh tế và du lịch

Một phần của tài liệu Tiềm năng và giải pháp khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình (Trang 44 - 48)

1. Cơ sở lý luậ n

2.2.5Chính sách phát triển kinh tế và du lịch

Đường lối chính sách phát triển đóng vai trò tiên quyết, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, tỉnh Ninh Bình đã đề ra những chính sách phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng ở địaphương.

Vềchính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số28 /2012/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định vềchính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trong đó, UBND tỉnh đã có các chính sách: Ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi suất vay vốn, sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, các tiện nghi, các tiện ích cộng đồng… Ví dụ, một vài chính sách cụ thểđược nêu trong Quyết định đónhư:

- Ưu đãi về đất đai : Các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu côngnghiệpđượcngânsách tỉnh ứngtrước 30% chi phí bồithường,hỗtrợ tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt,vớimứctốiđakhôngquá 50 tỷđồng cho mộtdựán“…

- Ưu đãi về vốn tín dụng: Các dự án đầu tư thuộc danh mục kêu gọi đầu tư theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, đầu tư vào khu công nghiệp được ưu tiên xem xét vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Ninh Bình hoặc cấp giấy phép ưu đãi đầu tư để hỗ trợ lãi xuất đầu tư theo kế hoạch hàng năm của tỉnh. Miễn phí dịch vụ tư vấn vay vốn và tư vấn xây dựng dự án, phí cung cấp thông tin

phòng ngừa rủi ro khi nhà đầu tư vay vốn tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Ninh Bình”

- “Ưu đãi về hạ tầng kỹ thuật“

Khu công nghiệp

“a) Các công trình ngoài hàng rào khu công nghiệp

- Đường giao thông được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhànước.

- Hệ thống điện, cấp nước, thông tin liên lạc nhà nước chỉ đạo doanh nghiệp chuyênngànhxâydựngđếnhàngràocôngtrìnhđểbántrựctiếp cho cácnhàđầutư.

b) Các công trình trong hàng rào khu công nghiệp: Công trình xửlý nước thải tập trung của khu công nghiệp sau khi triển khai xây dựng xong công trình xử lý nước thải, chủ đầu tư được tỉnh hỗ trợ 30% tổng mức đầu tư đối với công trình xử lý nước thải cho mỗi khu công nghiệp, nhưng tối đa không quá 10 tỷđồng” .

Hay về“H tr th tục hành chính”, trong quyết định có nêu rõ”

“ Trung tâm tư vấn đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan trực tiếp tư vấn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư thực hiện các dựán ngoài khu công nghiệp về: Cấp đăng ký kinh doanh, giao đất, cho thuê đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận đầu tư; giấy phép thành lập văn phòng đại diện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cấp giấy phép xây dựng công trình; giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, người Việt Nam định cư nước ngoài và sổ lao động cho người Việt Nam làm việc tại Ninh Bình; Chứng chỉhàng hóa; báo cáo đánh giá tác động môi trường” .

Còn về Các hỗ trợ khácquyết định còn nêu rất rõ các lợi ích mà các doanh nghiệp khi đầu tư vào Ninh Bình được hưởng đó là:

Stt Hình thức hỗ trợ Mức hỗ trợ

1 Đào tạo

Tối đa không quá 3 triệu đồng/người/khoá đào tạo, có hợp đồng với đơn vị đào tạo, có hợp đồng lao động từ 2 năm trở lên, có đóng bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo luật định

2 Về thông tin quảng cáo

Miễn 100% phí quảng cáo trên Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình, Báo Ninh Bình trong thời gian 03 năm với mỗi năm 04 đợt

Stt Hình thức hỗ trợ Mức hỗ trợ

3 Xúc tiến thương mại

50% chi phí tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước (đối với hội trợ ngoài nước mỗi năm 1 lần và mức tối đa 200 triệu/doanh

nghiệp)

4

Hỗ trợ đổi mới khoa học công nghệ

- Đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế

5 triệu đồng/sáng chế, đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp 3 triệu đồng/kiểu dáng công

nghiệp - Đăng ký bảo hộ nhãn

hiệu 02 triệu đồng/nhãn hiệu

- Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phầm hàng hoá đặc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản và hàng hoá xuất khẩu

15 triệu đồng/sản phầm

- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế

50% chi phí, tối đa không quá 15 triệu đồng/nhãn hiệu)

Trên đây chỉ là trích dẫn một số ít những chính sách ưu đãi mà Ninh Bình dành cho các nhà đầu tư đến địa phương làm ăn.

Ngoài ra, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, những năm qua UBND tỉnh Ninh Bình đã tập trung chỉ đạo các ngành, các địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầutư.

Nhờ môi trường đầu tư thuận lợi, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lớn (như Công ty xi măng Tam Điệp, phân lân Ninh Bình, cán thép Tam Điệp, nhà máy đạm, nhà máy lắp ráp ô tô, các nhà máy xi măng The Vissai, Duyên Hà, Hướng Dương) sau thời gian đầu tư đã đi vào sản xuất làm cho sản lượng và giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao. Các sản phẩm truyền thống khác như thép, thực phẩm xuất khẩu, đông lạnh, may mặc, thiểu thủ công nghiệp... cũng duy trì mức sản xuấtmạnh.

ngành và nhân dân về phát triển du lịch đã được cải thiện rõ rệt. Nguồn lợi mà ngành du lịch đem lại cho nền kinh tế là hết sức to lớn và rõ nét hơn. Nó không chỉ là động lực thúc đẩy mà còn có sức lan tỏa hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển theo. Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng to lớn của du lịch, các cấp chính quyền địa phương có nguồn tài nguyên du lịch đều chọn ngành du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn cho địa phương mình. Ngoài lợi ích kinh tế, du lịch còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, bảo vệ được cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa … Không chỉ được các cấp chính quyền trong tỉnh Ninh Bình quan tâm phát triển du lịch mà cả Trung ương cũng nhận thấy tiềm năng du lịch của tỉnh là rất lớn có tầm ảnh hưởng quốc gia, nên cũng quyết định đầu tư với quy mô lớn, đặc biệt là đối với Khu du lịch Tràng An. Cụ thể, ngày 29/4/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 82/2003/QĐ-TTg, trong đó nêu rõ: “Về dự án xây dựng Khu du lịch Tràng An, Chính phủ hỗ trợ toàn bộ nguồn vốn để đầu tư hạ tầng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát bố trí vốn để tỉnh triển khai dần trong một số năm, song tỉnh chế kêu gọi vốn đầu tư huy động vốn để làm các sản phẩm du lịch, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới”

. Nhờ chính sách hỗ trợ đầu tư cũng như chỉ đạo sát sao của Trung ương và nỗ lực của địa phương, tỉnh Ninh Bình đã không ngừng đầu tư, quan tâm phát triển có trọng điểm về du lịch. Ngoài nguồn vốn đầu tư được Trung ương đầu tư là 2.572,234 tỷ đồng, tỉnh đã kêu gọi được sự đầu tư lớn của nhiều doanh nghiệp trong đó có một số doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh và khu vực, tiêu biểu như Doanh nhiệp xây dựng Xuân Trường (tổng mức đầu tư lên tới 2.614 tỷ đồng, lớn hơn cả tổng nguồn vốn đầu tư của Trung ương), Tập đoàn Hoàng Phát Vissai (98 tỷ đồng), Công ty TNHH dịch vụ du lịch Bích Động (80,2 tỷ đồng), Công ty TNHH khai thác vật liệu xây dựng cơ bản Hoàng Long (77 tỷ đồng), Công ty TNHH Thương mại Lạc Hồng (19 tỷ đồng) … . Kết quảđến nay, du lịch Ninh Bình đã được không chỉ người dân Việt Nam biết đến mà cả thế giới cũng phải ngưỡng mộ, cụ thể vào ngày 23/6/2014, sau hơn mười năm phấn đấu xây dựng và phát triển, Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình đã được Ủy ban Di sản thế giới thuộc UNESCO đã chính thức công nhận là Di sản Hỗn hợp Văn hóa và Thiên nhiên của thế giới (với số phiếu bình chọn đạt tỉ lệ 100%) ghi nhận những đóng góp hết sức to lớn của không chỉ các cấp chính quyền mà còn của nhân dân toàn tỉnh NinhBình.

Theo định hướng phát triển du lịch Ninh Bình nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung thì sản phẩm du lịch chủ yếu của tỉnh Ninh Bình sẽ là du lịch sinh thái tập trung tại các Khu hang động Tràng An, Khu bảo tồn ngập nước Vân Long, Vườn Quốc gia Cúc Phương; loạihình du lịch văn hóa tập trung vào các điểm khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Du lịch tâm linh Bái Đính... Với tiềm năng lợi thế của mình, Ninh Bình còn có thể phát triển thêm các loại hình du lịch khác như: Du lịch cuối tuần, du lịch trên sông, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, du lịch thể thao, du lịch làng nghề… Khuyến khích, ưu tiên đầu tư các cơ sở lưu trú cao cấp, khu dịch vụ vui chơi giải trí hiện đại nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

Cùng với việc phát triển các sản phẩm du lịch nội tỉnh, Ninh Bình đã liên kết đầu tư và phát triển du lịch với Thanh Hóa, Nghệ An và 10 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh, thành phố như: Hải Phòng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Hòa Bình; liên kết, hợp tác xây dựng tuyến du lịch dự trữ sinh quyển thế giới Khu Quần đảo Cát Bà và Quần thể danh thắng Tràng An…

Tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, xây dựng thành phố Ninh Bình trở thành thành phố du lịch. Tập trung thực hiện các dự án trọng điểm như Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Quần thể danh thắng Tràng An, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Thạch Bích- Thung Nắng; Công viên động vật hoang dã Quốc gia; Khu du lịch Kênh Gà- Vân Trình, phục dựng quần thể Cố đôHoa Lư, triển khai dự án tuyến đường Bái Đính - Tam Chúc - Chùa Hương - Hòa Lạc để kết nối du lịch giữa Ninh Bình - Hà Nam - Hà Nội và các địa phương khác.

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc Sở Du lịch cũng cho biết: Ngành Du lịch đang chỉ đạo các đơn vị liên quan nâng cao chất lượng tour, tuyến, hình thành các tour du lịch khép kín trên địa bàn tỉnh. Xây dựng được loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có lợi thế của tỉnh nhằm tăng thời gian lưu trú của du khách tại Ninh Bình.

Rõ ràng, với những chính sách phù hợp, thiết thực của mình, hiện nay, kinh tế - Xã hội Ninh Bình nói chung, ngành du lịch nói riêng đang từng bước thay da đổi thịt, phát triển từng ngày làm cho đời sống người dân địa phương ngày càng phát triển, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu mạnh, nhân dân ngày càng ấm no, hạnhphúc.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và giải pháp khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình (Trang 44 - 48)