2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (sovới nội dung yêu cầu đã đề rat rong
1.2.2. Du lịch mạo hiểm tại Việt Nam
Tu
. Những cái tên gọi tương đối thân quen như phượt vùng cao, chèo thuyền kayak, trượt thác, trekking, lặn biển..., mới đây hơn có thêm flyboard, motorbike offroad, nhảy dù, dù lượn... được thực hiện tự phát hoặc manh nha bởi các đơn vị lữ hành có yếu tố nước ngoài.
Du lịch mạo hiểm được Didier -một huấn luyện viên người Pháp đưa vào Việt Nam vào cuối những năm 1990 với các môn chơi như leo núi, vượt thác, lượn dù ở Ðà Lạt. Hiện tại, việc tổ chức các loại hình du lịch này vẫn được duy trì ở Đà Lạt bởi hai nhóm cựu huấn luyện do ông Didier đào tạo: nhóm Ðà Lạt
Holiday và Hardy Ðà Lạt. Hai năm gần đây, các nhóm trên có khách trở lại. Ða
số vẫn là khách Tây, nhưng gần đây có nhiều đoàn khách là công nhân viên các công ty. Một số du khách đi riêng lẻ cũng bắt đầu tham gia các môn chơi cảm giác mạnh. Các môn chơi được du khách yêu thích hiện nay là leo xuống vách núi (abseiling), vượt thác (canyoning), leo lên các vách núi (rock climbing), đi bộ xuyên rừng qua 17 km trong ngày… Các công ty chuyên về dã ngoại thường kết hợp với các nhóm tổ chức du lịch mạo hiểm làm các chương trình huấn luyện thể lực và tinh thần đồng đội cho lữ khách trước các chuyến du lịch mạo hiểm...
Dấu ấn đậm nhất là sự có mặt của chương trình du lịch thể thao mạo hiểm mang tên “Raid Gauloises" vào năm 2002. 800 khách du lịch quốc tế, đến từ 17 quốc gia tham gia chuyến đi kéo dài 14 ngày, tại 9 tỉnh vùng núi Đông Bắc Việt Nam. Từ đi bộ băng rừng, leo núi, vượt thác, đi bè mảng, thuyền nan trên suối, xe đạp đổ đèo, thuyền kayak trên biển... họ đều tham gia. Ý nghĩa về quảng bá, xúc tiến cũng như thành công về kinh tế là điều đáng ghi nhận từ chương trình. Tiếp theo, năm 2004 và 2006, Saigontourist phối hợp với câu lạc bộ thuyền buồm Hongkong và hãng Goodman Marine International tổ chức 2 cuộc đua thuyền buồm từ Hongkong đến Nha Trang, với hơn 200 khách mỗi cuộc đua.
Mới đây nhất, vào 6 giờ chiều (giờ Việt Nam) ngày 13/5/2015, chương trình “Good morning America” nổi tiếng của kênh ABC News (Mỹ) đã truyền hình trực tiếp quảng bá về du lịch Việt Nam, trong đó đặc biệt giới thiệu về hang
Sơn Đoòng ).
tuyệt vời để quảng bá du lịch của hang Sơn Đoòng nói riêng và Việt Nam nói chung đến với bạn bè quốc tế.
, tạp chí lừng danh “National Geographic” của Hội địa lý Hoa Kỳ phiên bản tiếng Nga đã chọn Sơn Đoòng là “tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp
nhất thế giới” của năm 2014.
6 đêm (tương đương 3000 USD). Việc quảng bá thành công hình ảnh hang Sơn Đoòng như một nơi tuyệt vời để du lịch mạo hiểm thực sự khiến chúng ta không thể ngồi yên. Hơn bao giờ hết, đây là lúc chúng ta thật sự phải nhìn ra tiềm năng trong việc khai thác và phát triển loại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam.
Một số gợi ý khi du lịch mạo hiểm ở Việt Nam:
- Tuyến đường từ Đà Nẵng lên Kon Tum, từ Đà Lạt về Phan Rang, đèo Prenn; tuyến đường số 4 từ Cao Bằng đến Hà Giang, 2 tuyến tại Hà Giang (từ Thị xã Hà Giang lên Đồng Văn, từ Bắc Quang đến Hoàng Su Phì sang Xín Mần); tuyến vòng cung Tây Bắc từ Hoà Bình qua Sơn La lên Điện Biên, Lai
Châu sang Sa Pa (Lào Cai) và từ thị xã Lào Cai đến Bắc Hà: có cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục, rất hợp để tổ chức du lịch mô tô, ô tô, xe đạp.
- Đỉnh Fansipan (Sapa, Lào Cai), đỉnh Mã Pì Lèng (Mèo Vạc, Hà Giang); dãy Lang Biang (Đà Lạt), đỉnh Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), vách núi hòn Phụ Tử (Hà Tiên): nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động du lịch leo núi.
- Thác nước đẹp, hùng vĩ, hợp loại hình du lịch vượt thác đầy mạo hiểm như thác Đầu Đẳng (hồ Ba Bể); Dray Sap, Dray Nu, Dam Bri (Tây Nguyên); Bản Giốc (Cao Bằng)...
- Bờ biển dài; bãi biển và đảo đẹp thơ mộng như Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Côn Đảo, các đảo trong vịnh Hạ Long, Bái Tử Long... có thể tổ chức lặn biển, đua thuyền kayak, thuyền buồm, lướt ván, dù bay trên biển…
- Hệ thống sông, hồ, như hồ Ba Bể, Hoà Bình, Thác Bà, Núi Cốc và hệ thống sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Lô, sông Hương, Cửu Long... phù hợp để du lịch mạo hiểm dưới nước.
Tiểu kết chƣơng 1
CHƢƠNG 2
CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI HÀ GIANG