Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu vinalink 1 (Trang 30 - 32)

- Nhà nước cần có những chính sách đồng bộ phù hợp với điều kiện phát triển trong nước cũng như tập quán thương mại thế giới để thực thi hóa logistics bền vững, hành lang pháp lý cần phải được điều chỉnh để tránh tình trạng chồng chéo, gây ra những ách tắc không đáng có cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống kết cấu hạ tầng cần phải được đầu tư, nâng cấp cải tạo hoàn chỉnh để quá trình lưu thông hàng hóa được thông suốt.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ: Thương mại, Tài chính, Tổng cục hải quan, các địa phương, các doanh nghiệp … để triển khai xây dựng và khai thác các Trung tâm Logistics, tránh bị tụt hậu so với khu vực và thế giới.

- Cần làm tốt khâu quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng: cảng biển, sân bay, hệ thống đường giao thông, kho bãi,… để phục cho việc phát triển ngành dịch vụ Logistics

-Nhà nước cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa (ICD), đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm... theo một kế hoạch tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả, chú trọng đầu tư xây dựng cảng nước sâu trung chuyển khu vực. Cạnh đó, phải chuẩn hóa các quy trình dịch vụ logistics, thống kê logistics; xây dựng khung pháp lý mở và chọn lọc, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực logistics, với mục đích tạo cơ sở cho một thị trường logistics minh bạch; đẩy mạnh công tác đào tạo logistics tại các trường cao đẳng, đại học, trên đại học. - Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) cần năng động hơn trong

việc quản lý bảo vệ quyền lợi hội viên, đặc biệt là trong việc đào tạo, gắn kết, thông tin, điều phối, hướng dẫn các thành viên tiếp cận và xâm nhập các thị trường nước ngoài.

KẾT LUẬN

Cơ chế thị trường với các quy luật cạnh tranh gay gắt đã thực sự tạo ra môi trường tôi luyện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh của mình. Để đứng vững và không ngừng vươn lên trong cơ chế đó đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Công ty. Trước hết phải kể đến sự năng động, sáng tạo của Ban lãnh đạo trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, sau đó là sự vận dụng có hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế.Việc đẩy mạnh hoạt động vận tải là một hướng đi đúng đắn góp phần phát triển kinh tế đất nước, tránh được tụt hậu về kinh tế và tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế một cách toàn diện và sâu sắc. Hoạt động vận tải là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để mỗi quốc gia phát triển trình độ quản lý cũng như tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại.

Trong quá trình hoạt động, Công ty cổ phần giao nhận vận tải và thương mại Vinalink đang từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hạot động giao nhận vận tải

Với một số nghiệp vụ ngoại thương chủ yếu được thực hiện trong vận tải giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về hoạt động kinh doanh vận tải hiện nay. Qua phân tích số liệu hoạt động kinh doanh củ công ty và một số tồn tại vướng mắc khi thực hiện hợp đồng ngoại thương của Vinalink ta có thể thấy sự phức tạp của hoạt động này nhất là công tác quản lý hoạt động vận tải phần nào còn tồn tại những vướng mắc cần giải quyết mà công ty cần thực hiện trong giai đoạn hiện tại cũng như sắp tới.

Một phần của tài liệu vinalink 1 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)