Chẩn đoán sống chết 1/ Khả năng khỏi bệnh.

Một phần của tài liệu Công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ, thu nhập, xác định kết quả và phân phối kết quả tại XN In và bao bì VPC (Trang 40 - 45)

a. ỉa chảy, có hơi nóng mà khát, mạch nhược là bệnh muốn dứt. Hơi nong mà khát là Vị dương hồi phục, mạch Nhược là tà khí suy. Chính phục, tà suy cho nên bệnh muốn dứt.

b. ỉa chảy, mạch Sác, có hơi nóng, mồ hôi ra là bệnh muốn dứt. Mạch Sác cũng là Dương phục. Hơi nóng, mồ hôi ra là khí mới mắc phấn chấn mà thế của nó đạt ra tới ngoài, đó cũng là dấu hiệu muốn dứt.

c. ỉa chảy, mạch Huyền, phát sốt, mình đổ mồ hôi, là bệnh khỏi. Mạch Huyền thuộc cả âm dương. Mạch Huyền đi chung với phát sốt, thân ra mồ hôi, thì đó là Huyền mà thuộc dương giống trường hợp b cho nên bệnh khỏi.

d. Mạch của Thiếu âm (tức mạch Thái khê thuộc Túc thiếu âm Thận kinh) kém mạch của Phu dương (thuộc Túc dương minh Vị kinh) nghĩa là mạch Thái khê tuyệt mà mạch Phu dương chưa tuyệt, đó là Thuận. ỉa chảy là bệnh của Thổ thua, Thuỷ thắng. Thiếu âm thua Phu dương, là Thuỷ thua mà Thổ thắng, cho nên nói là thuận.

Bệnh Tiết tả phần nhiều là chứng hậu hư hàn, cho nên có chân tay quyết lãnh, thậm chí không thấy mạch. Trong quá trình điều trị, lấy dương khí khôi phục làm vấn đề then chốt của bệnh tình chuyển biến tốt cho nên lấy miệng khát, mạch Sác, hơi nhiệt, mồ hôi ra làm dấu hiệu chánh khí thắng tà. Tình huống tà chính tiêu trưởng trước hết thể hiện ở mạch tượng, cho nên dựa vào mạch tượng có thể tiên lượng được bệnh, nhưng phải liên hệ với chứng trạng toàn thân, không thời chưa có thể kết luận kịp thời.

2. Khả năng bệnh trọng dẫn tới nguy hiểm.

a. ỉa chảy chân tay quyết lãnh, chẩn mạch không thấy, cứu không thấy người ấm lại, nếu mạch không hồi phục trở lại, mà lại hơi suyễn là chết. ỉa chảy, quyết lãnh, không có mạch, là âm mất mà dương cũng dứt. Cứu người bệnh là để dẫn khởi cái dương đã tuyệt. Nếu chứng quyết lãnh không khỏi, mạch không hoạt động trở lại mà lại hơi suyễn là cái tàn dương chạy lên trên, đại khí thoát xuống dưới cho nên chết.

b. Sau khi ỉa chảy, mạch tuyệt, chân tay quyết lãnh, trong khoảng một ngày, một đêm mạch trở lại, tay chân ấm dần là sống; mạch không tới, là chết. ỉa chảy như rót xuống, tổn thương tân dịch, dương khí suy kiệt, nhân đó xuất hiện mạch tuyệt, tay chân quyết lãnh,... Uống thuốc hồi dương rồi, nếu ỉa chảy dứt, mạch hết tuyệt, tay chân ấm lại là dấu hiệu dương khí khôi phục cho nên sống. Nếu ỉa chảy tuy dứt nhưng qua một ngày đêm kh kinh khí đi hết một vòng mà mạch không thấy trở lại, tay chân cũng không ấm là chân dương đã tuyệt, phần nhiều không sống được.

K. Cách chữa chứng Tiết tả.

Trương Tam Tích nói: "Mới bị ỉa chảy thì nên chữa tiêu (ngọn), ỉa chảy đã lâu thì không thể chữa tiêu được, vả lại ỉa chảy đã lâu là không có hoả, phần nhiều là hư hàn (Tỳ, vị hư hàn), như thế là đã định ra được nguyên tắc chữa chứng ỉa chảy".

Cách chữa chứng ỉa chảy được chia làm chín loại, cần sử dụng cho linh hoạt trong thực tế điều trị:

1. Phân lợi: thích dụng vào chứng ỉa chảy mạnh mà tiểu tiện không lợi.

Trương Cảnh Nhạc nói: "Bệnh ỉa chảy phần nhiều là tiểu tiện không lợi. Nếu thuỷ cốc phân biệt được thì ỉa chảy tự khỏi." cho nên nói: "Chữa ỉa chảy mà không lợi tiểu tiện là chữa không đúng cách."

2. Sơ thông phát tán: cảm ngoại tà mà sinh ra ỉa chảy đều nên dùng phép

này.

3. Tiết nhiệt: Trị chứng ỉa chảy vì thấp nhiệt.

4. Tiêu đạo: Thích dụng vào chứng ỉa chảy vì thương thực. Tiêu là làm tan

tích, đạo là làm thông trệ.

5. Kiện Tỳ ôn trung: thích dụng vào chứng ỉa chảy vì Tỳ vị hư hàn, Tỳ hư

yếu thì chú trọng về kiện tỳ, Tỳ dương kém thì kiêm cả ôn trung.

6. ích khí thăng thanh: chữa chứng Tỳ hư khí bị hãm, để thăng dương bổ

7. ức chế Can mộc, phù trợ trung tiêu: chữa chứng Can mộc lấn Tỳ thổ

sinh ỉa chảy.

8. Ôn Thận: thích dụng vào chứng Thận dương suy kém. Thận là tạng thuộc

thuỷ, chân dương ngụ ở trong đó. Khi thận hoả suy thì Thận quan không kín đáo, cho nên ỉa chảy lâu không khỏi, dùng cách ôn Thận trợ dương để chỉ tả.

9. Cố sáp: chữa chứng ỉa chảy kéo dài. Lý Niệm Nga nói: "ỉa chảy kéo dài

thì đường môn trơn tuột, dùng Ôn bổ chưa chắc khỏi, phải cố sáp lại". Kết luận.

1. Bệnh Tiết tả do ngoại cảm hay nội thương tức ngoại nhân hay nội nhân đều không phải là bệnh ở biểu (bên ngoài), mà là bênh thuộc Lý (ở sâu bên trong), có chứng thực, chứng hư tức là có Tiết tả cấp tính, Tiết tả mạn tính. Ngoại nhân gây ra bệnh là Thực chứng; nội nhân gây ra bệnh thường là mạn tính.

2. Bệnh Tiết tả liên quan đến hai tạng Tỳ - Thận, chủ hậu thiên và tiên thiên, chủ yếu là tạng Tỳ, và các Tạng phủ chủ sự vận hoá, truyền đạo, thanh lọc trong đục... chiếm đến một nửa số Tạng phủ trọng yếu trong cơ thể. Can - Tỳ - Thận - Vị , đại, tiểu trường. Nên bệnh Tiết tả ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Nếu ỉa chảy nhiều lần trong một ngày, sẽ thấy cơ thể có sự bất bình thường ngay.

3. Biểu hiện của bệnh Tiết tả vô cùng đa dạng, sách thuốc và bài thuốc về bệnh Tiết tả có rất nhiều. Để tránh lúng túng sai sót trong điều trị, cần phải "tìm gốc bệnh mà chữa, thì nghìn người không sai một". Gốc của bệnh là "không có thấp không thành tả" hoặc "Chứng Tiết tả tuy có phong, hàn, nhiệt và hư; tuy nguyên nhân khác nhau, nhưng không loại nào là không bắt nguồn từ Thấp", đó chính là "biết được điều cốt yếu, chỉ một lời là rõ hết, không biết được điều cốt yếu thì lan man vô cùng". Nên trên lâm sàng phải chẩn đoán cho thật chính xác, việc dùng các bài thuốc cổ phương, hoặc kinh nghiệm dân gian, gia truyền hay châm cứu đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng để dùng cho đúng lúc, đúng bệnh.

Chính vì nắm vững được gốc bệnh, nên các danh y từ trước đến nay luôn luôn mở rộng và sáng tạo được những phương thuốc độc đáo cho đời sau. Điều nay không chỉ đúng đối với bệnh Tiết tả, mà còn là nguyên lý, phương châm cho

mọi thầy thuốc trên đường học tập và nghiên cứu, sáng tạo và thực hành. Lớp kế thừa hiện nay, học tập các vị tiền bối cũng phải biết chọn lọc, điều chỉnh tài sản của ông cha để lại, sao cho thích hợp với cuộc sống mới về điều kiện vật chât, tinh thần, môi trường... để nâng cao hiệu quả điều trị của những bài thuốc quý baú của tiền nhân.

Sách tham khảo

1. Hoàng Đế Nội Kinh Tố Tấn. Lương y Nguyễn Tử Siêu dịch và chú giải. Nhà xuất bản (NXB) Văn hoá Thông tin. 2001.

2. Hoàng đế Bát thập nhất nạn kinh. Lương y Đinh Văn Mông dịch lần đầu. Lương y Lê Quý Ngưu tham khảo soạn lại.

NXB Thuận hoá. 2000

3. Thương hàn luận. Lương y Trương Chứng dich. NXB Đồng Nai 1996. 4. Kim quỹ yếu lược. Chịu trách nhiệm biên soạn: Lương y Nguyễn Đình Tích; GS-BS Trần Thuý;

Biên soạn: TS Vũ Nam, PTS Trương Việt Bình, PTS Nguyễn Nhược Kim 5. Hải Thượng Y tông tâm lĩnh. Tác giả: Lê Hữu Trác. Dịch giả: nhiều dịch giả

Hội YHCT-TP Hồ Chí Minh. 1984. Tái bản.

6. Tuệ Tĩnh toàn tập. Tác giả: Nguyễn Bá Tĩnh. Dịch giả: nhiều dịch giả. Hội YHCT_Tp Hồ Chí Minh. 1986. Tái bản.

7. Bệnh học Nội khoa Đông y. TTƯT.BS. Trần Văn Bản. NXB Y học 2002 8. Chuyên đề Nội khoa Y học cổ truyền. Chủ biên: GS Trần Thuý. Tác giả: Trần Thuý - Trương Việt Bình - Đào Trang Thuỷ.

NXB Y học. 1998

9. Giáo trình Nội khoa Đông y cổ truyền. Lương y TTƯT Nguyễn Trung Hoà. Hội YHDT-TP Hồ Chí Minh. 1990

10. Đông y (Nội khoa và bệnh án). Dịch giả: Lương y TTƯT Nguyễn Thiên Quyến. NXB Mũi Cà Mau. 1994.

11. Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong Đông y. Tuyển dịch lương y TTƯT Nguyễn Thiên Quyến. NXB Mũi Cà mau- Hội YHCT Hà nội 1998.

12. Chẩn đoán phân biệt chứng trạng trong Đông y. Tuyển dịch: Lương y, TTƯT Nguyễn Thiên Quyến, Đào Trọng Cường. NXB Mũi Cà mau 2003.

13. Vạn thị phụ nhân khoa. Dịch giả: Lương y Hồi Xuân Nguyễn Quang Tỷ. 14. Nam nữ khoa trị nam nữ bá chứng. Tác giả: Phó Thanh chủ. Dịch giả: Lương y Định Ninh Lê Đức Thiếp. NXBTPHCM.

15. Lược khảo Phụ khoa Đông y. Tác giả: Lê Qúy Ngưu- Trần thị Như Đức. NXB Thuận Hoá.

16. Một trăm bài thuốc gia truyền kinh nghiệm. Nhiều tác giả. Sở Y tế Hà Nội. 1990.

17. 999 bài thuốc dân gian gia truyền. Dịch giả: Nguyễn Đình Nhữ - Vũ Tích Khuê. NXB Y học1999.

18. Phương tễ học. Tác giả: TTƯT. BS. Trần Văn Bản. NXB Y học 2003. 19. Từ điển huyệt vị châm cứu. Tác giả: Lê Quý Ngưu. NXB Thuận Hoá 1997.

20. Từ điển Đông y học cổ truyền. Tác giả: Nguyễn Thiên Quyến - Nguyễn Mộng Hưng. NXB KHKT 1990.

21. Châm cứu đại thành. 2 tập. Dịch giả: Lương y Phạm Tấn Khoa-Lương Tử Vân. Hội YHDT TP HCM và HYH DT Tỉnh Tây Ninh 1988-1990.

22. Kinh nghiệm để tránh sai lầm trong chẩn đoán và điều trị Đông y. Dịch giả: Lương y, TTƯT Nguyễn Thiên Quyến. NXB Mũi Cà mau - Hội YHCT Hà Nội 1995.

Một phần của tài liệu Công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ, thu nhập, xác định kết quả và phân phối kết quả tại XN In và bao bì VPC (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w