SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN
6.3.2.5. Đặt trang chủ (trang đầu) cho trình duyệt web
Trang chủ là trang mỗi khi khởi động trình duyệt web (Firefox) hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Home trên thanh công cụ, trang chủ sẽ được tự động mở ra.Để thiết lập trang chủ thực hiện theo các bước sau:
- Vào menu Tools\Options\General\Startup khai báo các tham số sau:
- Tại ô When Firefox starts, chọn tuỳ chọn Show my home page;
- Tại ô Home Page, nhập tên trang đặt làm trang chủ; (Ví dụ: http://truongnoivu.edu.vn/)
- Nhấn nút <<OK>> để chấp nhận thiết lập. 6.3.3. Các thao tác sử dụng trình duyệt Web
- Cấu trúc trang web hình thành trên nhiều trang siêu liên kết. Khi người dùng bấm vào trang siêu liên kết, trang sẽ được mở (có thể nằm trên trang hiện tại hoặc một trang web khác). Khi người dùng di chuyển con trỏ qua một liên kết trên trang web, mũi tên của con trỏ sẽ biến thành hình bàn tay.
Theo mặc định, các liên kết sẽ xuất hiện như sau trong tất cả các trình duyệt:
+ Một liên kết chưa được kích chuột (mở) sẽ được gạch dưới và có màu xanh;
+ Một liên kết đã được kích chuột sẽ được gạch dưới và có màu tím;
+ Một liên kết khi được kích chuột sẽ được gạch dưới và có màu đỏ.
- Cách chuyển đến trang chủ của website.
Để trở lại hoặc chuyển tới một trang, nhấn chuột vào biểu tượng hoặc trên thanh công cụ.
Để xem danh sách các trang đã truy cập, nhấn chuột phải vào mũi tên. Nếu muốn trở lại trang nào, chọn trang có trong danh sách.
- Lập danh mục đánh dấu trang web
Khi gặp một trang web ưa thích, muốn lưu lại địa chỉ để thuận tiện trong truy cập lần sau, Firefox cho phép lưu các trang web thành các danh mục (bookmark), khi muốn hiển thị trang web nào, chỉ cần nhấn chuột vào tên trang web trên bảng danh mục.
Cách đặt/xóa một trang web, thực hiện theo các bước sau:
+ Để đánh dấu một trang ưa thích, thực hiện các bước sau:
+ Chọn trang muốn đánh dấu.
Vào menu Bookmarks\Bookmark This Page, hoặc click chuột vào biểu tượng ngôi sao màu trắng bên phải của thanh Địa chỉ (nếu ngôi sao màu xanh tức là trang web đó đã được đánh dấu), hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+D, xuất hiện màn hình Page Bookmarked.
+ Đặt tên cho bookmark tại ô Name
Chọn thư mục lưu bookmark tại ô Folder
+ Nếu chọn thư mục mặc định (thư mục Bookmarks Menu) thì bookmark sẽ được thêm vào dưới cùng của danh sách trong menu Bookmarks.
+ Nếu chọn thư mục Bookmarks Toolbar, bookmark sẽ hiển thị trên thanh công cụ Bookmark.
+ Nếu muốn lưu bookmark trong một thư mục mới thì tại danh sách Folder, nhấn chọn Choose, màn hình Page Bookmarked sẽ được mở như hình sau:
+ Chọn thư mục gốc cho thư mục sẽ tạo mới.
+ Nhấn nút New Folder, sau đó đặt tên thư mục (thực hiện như trong Windows).
+ Nhấn nút Done để hoàn tất.
Cách hiển thị trang web đã đánh dấu.
Để hiển thị danh sách các trang đánh dấu đã tạo thực hiện nhấn chuột lên trình đơn View\Sidebar\ Bookmarks. Thanh lề "Bookmarks" sẽ mở ra. Nhấn lên một thư mục trong thanh lề để mở ra, chọn tên trang đánh dấu trong danh sách để mở.
- Cách tạo, xóa thư mục đánh dấu.
Để chỉnh sửa chi tiết trang đánh dấu, nhấn lên biểu tượng ngôi sao một lần nữa. Hộp "Chỉnh sửa Trang đánh dấu" (Edit this bookmark) sẽ hiện ra.
Trong hộp "Chỉnh sửa Trang đánh dấu", cho phép thay đổi các chi tiết của trang đánh dấu đã tạo về:
+ Tên (Name): tiêu đề của đánh dấu; + Thư mục (Folder): nơi lưu giữ trang.
Nhấn lên trình đơn thả xuống để hiển thị danh sách thư mục hay dùng gần nhất, hoặc chọn Chọn (Select)... từ trình đơn thả xuống để hiển thị danh sách tất cả các thư mục chứa trang đánh dấu.
+ Nguồn (Tags): có thể để trống, nhãn được dùng trong việc tìm kiếm trang đánh dấu.
+ Nhấn vào Done để hoàn thành việc chỉnh sửa. 6.4. SỬ DỤNG WEB
6.4.1. Biểu mẫu và sử dụng một số dịch vụ công 6.4.1.1. Biểu mẫu và công dụng
Chương trình ứng dụng giao tiếp với người dùng thông qua các biểu mẫu (Form hay Windows); các điều khiển (Control) được đặt lên bên trên giúp cho biểu mẫu thực hiện được công việc đó.
Biểu mẫu là các cửa sổ được lập trình nhằm hiển thị dữ liệu và nhận thông tin từ phía người dùng.
- Label (nhãn): nhãn là điều khiển dạng đồ họa cho phép người sử dụng hiển thị chuỗi ký tự trên biểu mẫu nhưng không cho phép thay đổi chuỗi ký tự đó một cách trực tiếp.
- Biểu tượng trên Toolbox - Textbox (Ô nhập liệu)
Ô nhập liệu là một điều khiển cho phép nhận thông tin do người dùng nhập vào. Đối với ô nhập liệu, cho phép dùng để nhập và hiển thị thông tin. Phương thức hiển thị thông tin được thiết kế khi nhập hoặc khi thực thi ứng dụng. Thao tác nhận thông tin do người dùng nhập vào thì được thực hiện tại thời điểm chạy ứng dụng.
- Button (Nút bấm)
Nút lệnh là một điều khiển dùng để bắt đầu, ngắt hoặc kết thúc một quá trình. Khi nút lệnh được chọn thì sẽ có dạng chìm xuống, do đó nút lệnh được gọi là nút nhấn (Push Button). Để chọn nút lệnh này thực hiện bằng cách nhấn chuột trên nút lệnh đó.
- Checkbox (Ô đánh dấu)
Ô đánh dấu thể hiện trạng thái điều khiển chọn hoặc không chọn, dùng điều khiển Check Box để nhận thông tin từ người dùng theo dạng Yes/No hoặc True/False.
- RadioButton (Nút chọn)
Nút chọn dùng để thay đổi trạng thái biểu hiện có/không hoặc đóng/mở, có nhiều nút được nhóm lại với nhau. Tại một thời điểm chỉ có 1 nút được chọn, khi nút này chọn thì tất cả các nút khác trong nhóm đều không cho phép chọn. Thử hình dung nút chọn tựa như nút trên radio, mỗi lần chỉ thu và nghe được một kênh duy nhất trong số nhiều kênh (do đó được gọi là radio button). Radio button là một dạng của checkbox hay nói cách khác, nút chọn là trường hợp đặc biệt của checkbox. Các thuộc tính và tính năng tương tự giống nhau.
- Listbox (Danh sách)
List cho phép tạo danh mục các phần tử để lựa chọn dưới dạng danh sách. Nếu số lượng các phần tử trong danh sách lớn hơn kích thước (kích thước do thiết kế định dạng) cửa sổ hiển thị thì trên màn hình sẽ tự động xuất hiện thanh
cuộn. Trên danh sách có thể chọn một hay nhiều phần tử cùng lúc để thực hiện
- Menu (Thực đơn)
Menu được thêm vào form dưới dạng một control, có hai loại menus:
+ Main Menu (Menu dùng thông thường – MenuStrip) + Context Menu Strip (dùng cho Pop-Up).
- Combo Box
Combo Box có dạng một trình đơn xổ xuống (popup menu), hiển thị thông tin dưới dạng danh mục. Combo Box chỉ cho phép chọn một đối tượng trong danh mục tại một thời điểm. Combox Box có hầu hết các điểm tương đồng với ListBox như các thuộc tính và tính chất. Điểm khác biệt là số lượng các phần tử khác nhau. Thuộc tính DropDownStyle có 3 giá trị:
+ DropDown: cho 1 popup menu sổ xuống khi click chuột vào mũi tên xuống và có thể nhập vào textbox một giá trị nào đó (có thể giá trị này chưa có trong danh sách).
+ DropDownList: cho 1 popup menu sổ xuống khi click chuột vào mũi tên xuống nhưng không thể nhập vào bất cứ giá trị gì ngoài các giá trị có trong danh sách.
- Simple: là một textbox và một Listbox nằm kề liền ở bên dưới, có thể nhập 1 giá trị vào ô textbox này (tương tự với trường hợp DropDown), nếu chọn 1 giá trị trong List thì giá trị này sẽ được hiển thị lên trên textbox.
+ DropDownStyle: xác định kiểu của Combo Box
+ Simple: chọn hoặc gõ giá trị;
+ DropDown (ngầm định): chọn hoặc gõ giá trị; + DropDownList: chỉ cho phép chọn giá trị.