- Các nhà máy phải được xây dựng nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát (thuận lợi cho việc thoát nước và vệ sinh công nghiệp)
- Bảo đảm giao thông thuận tiện (giao thông ngoài nhà máy giúp cho việc xuất nhập nguyên liệu và thành phẩm; giao thông trong nhà máy: tránh chồng chéo, không gây cản trở cho quá trình sản xuất và đảm bảo an toàn)
- Cung cấp đầy đủ điện, nước, hơi… cho nhà máy
- Sử dụng đúng và hợp lý các chỉ số: khoảng cách vệ sinh, khoảng cách an toàn, hệ số xây dựng, hệ số sử dụng.
+ Khoảng cách an toàn là khoảng không gian tối thiểu giữa người lao động với thiết bị hoặc thiết bị với thiết bị.
+ Khoảng cách vệ sinh: Khoảng cách tối thiểu từ nơi phát sinh ra các chất độc hại, bụi… đến khu dân cư; khoảng cách vệ sinh tùy thuộc vào loại nhà máy, có loại trên 1000m (luyện kim, khai thác hóa chất, xi măng…) nhưng cũng có loại 50m (1 số nhà máy chế biến thực phẩm, dệt, văn phòng phẩm…)
F F K sd
sd
Trong đó: Ksd: Hệ số sử dụng; Fsd: Diện tích sử dụng khu đất. Fsd = Fcx + Fgt + Fxd + Fhl + Fhr , (m2).
Bảng 3.1: Mối quan hệ giữ hệ số xây dựng và sử dụng
Loại nhà máy Kxd Ksd
Hóa chất 25 ÷ 30% 65 ÷ 75%
Vật liệu xây dựng 25 ÷ 40% 70 ÷ 75%
Thực phẩm 20 ÷ 35% 50 ÷ 75%
Luyện kim 26 ÷ 31% 45 ÷ 65%
Bố trí các phân xưởng hợp lý (chú ý đến hướng gió, ồn, nhiệt, dễ cháy nổ,…) - Bảo đảm thông gió, chiếu sáng và trồng cây xanh
Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 28
- Bảo đảm xử lý chất thải