Các giải pháp bảo vệ môi trường đối với nghĩa trang:

Một phần của tài liệu 04-20210910pa-nghia-trang-tinh-quang-tri (Trang 33 - 34)

1. Giải pháp trong quy hoạch và thiết kế xây dựng từng nghĩa trang:

- Việc bố trí mặt bằng các khu nghĩa trang phải hợp lý, các vấn đề về giao thông nội bộ, giao thông tĩnh, vị trí khu vệ sinh, vị trí thu gom rác hàng ngày phải được xem xét lựa chọn bố trí hợp lý.

- Diện tích và phân bố cây xanh cần được chú trọng. Sử dụng các loại cây xanh chuyên dùng để hút chất hữu cơ và hấp thụ khí độc hại.

- Hệ thống thoát nước mưa được quy hoạch và thiết kế để lượng nước mưa vào các khu chôn cất một lần ít nhất (xử lý thoát nước mặt nhanh, hạn chế nước mưa ngấm xuống đất).

- Bảo vệ tuyệt đối nguồn nước ngầm không bị ô nhiễm thông qua hệ thống thu gom nước thải từ các mộ và hệ thống trạm xử lý nước thải. Sử dụng vải địa kỹ thuật, tầng sét… để hạn chế ô nhiễm từ nghĩa trang vào nước ngầm. - Sử dụng biện pháp xử lý nước thải bằng vi sinh hoặc hóa chất đảm bảo tiêu

chuẩn trước khi thải ra môi trường.

- Dùng công nghệ hỏa táng tiên tiến, nhiệt độ đốt trên 1.2000C để không xuất hiện khí thải độc. Có hệ thống xử lý khói, bụi ô nhiễm.

- Chất thải rắn phải được thu gom, phân loại và có công nghệ xử lý thích hợp.

2. Giải pháp trong giai đoạn vận hành:

- Dự kiến sẽ xây dựng các cầu rửa xe tại các đường ra, vào nghĩa trang. - Từng nghĩa trang phải xây dựng nội quy cho công nhân làm việc và người

đến đưa tang, thăm viếng để hạn chế các tác động xấu tới môi trường. - Công tác tang lễ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh

môi trường.

- Đất mộ phần hung táng hoặc chôn cất một lần: Được coi là ô nhiễm nhiều các chất hữu cơ nên cần xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thấm từ nghĩa trang.

- Các mộ phần trong khu vực an táng một lần sẽ giải quyết bằng hình thức chôn chặt “trong quan ngoài quách” xây dựng bê tông để đặt thi hài.

- Tại khu vực phần mộ hỏa táng không có nước thải bẩn, chỉ có nước mặt rửa trôi khi có mưa mang theo đất, cát chảy xuống hệ thống thoát nước chung. Do đó tại các miệng xả đó xây dựng tuyến cống bao thu nước bẩn về hồ sinh học để lắng và làm sạch tự nhiên.

- Tại khu vực mộ phần cát táng sẽ không có nước bẩn từ các mộ phần chảy ra mà nước bẩn ở đây là nước rữa trôi mặt phủ khi có mưa mang theo đất, cát và một ít chất hữu cơ. Do đó sẽ xây dựng các hồ sinh học xử lý tự nhiên sau đó mới xả ra các suối.

- Để tiện lợi cho việc sử dụng của khách thăm viếng dự kiến mỗi một khu phần mộ sẽ xây dựng một nhà vệ sinh công cộng. Nước thải của các khu vệ sinh này sẽ được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại cao cấp trước khi xả ra hệ thống cống chung hoặc tự thấm.

- Chất thải rắn (CTR) bao gồm các loại: CTR sinh hoạt, CTR của các dịch vụ thăm viếng như các vòng hoa, đặc biệt gỗ ván mục từ khu vực hung táng hoặc chôn cất một lần. CTR sinh hoạt sẽ được phân loại: CTR vô cơ có thể tận dụng sẽ được thu gom và sử dụng. CTR hữu cơ sẽ được ngâm ủ để phục vụ cho việc bón cây trồng, phần gỗ mục sẽ được đốt bằng lò thủ công.

- Xử lý CTR: Tại các nơi dịch vụ và thăm viếng, cần tổ chức đặt thùng chứa rác. Hàng ngày có phương tiện thu gom đưa về nơi xử lý.

- Xử lý chất thải khí (đối với các nghĩa trang hậu hoả táng): nên chọn vị trí đài hoá thân hoàn vũ (lò hoả táng) có khoảng cách xa nhất đối với khu vực cách ly gần nhất và cuối hướng gió.

Một phần của tài liệu 04-20210910pa-nghia-trang-tinh-quang-tri (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w