Thực tế cho thấy, mặc dù đã có những quy định pháp luật tương đối đầy đủ, rõ ràng điều chỉnh quan hệ LĐGVGĐ nhưng nhiều người LĐGVGĐ và người chủ gia đình vẫn không biết đến quy định này hay nếu biết đến thì họ cũng không thực hiện. Tình trạng người sử dụng lao động và người lao động không ký HĐLĐ, chủ yếu là thỏa thuận miệng, nội dung thỏa thuận rất sơ sài; không thỏa thuận về khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội; vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; vi phạm quy định về đăng ký tạm trú cho người lao động; nhiều trường hợp người LĐGVGĐ bị đối xử tàn tệ, bị xâm phạm thân thể hay nhiều trường hợp gia đình bị người giúp việc trộm cắp tài sản, tự ý bỏ việc làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình họ10. Vì vậy dưới đây là một số kiến nghị định hướng để hoàn thiện pháp luật về các quy định này:
Thứ nhất, hiện nay, công tác quản lý chưa thực sự hiệu quả vì vậy cần lập ra
tổ chức đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người LĐGVGĐ. Cần tăng cường công tác quản lý LĐGVGĐ một cách chặt chẽ. Để làm tốt công tác này, cần xây dựng cơ chế quản lý LĐGVGĐ một cách khoa học trên cơ sở phối hợp giữa quản lý lao động ở địa phương với việc quản lý cư trú ở khu dân cư. Trong đó cần quy định rõ cá nhân, bộ phận ở phường, xã chịu trách nhiệm về công tác khai báo, đăng ký LĐGVGĐ, đưa nội dung thống kê LĐGVGĐ vào biểu mẫu thống kê các cấp. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ sở, trung tâm giới thiệu việc làm trong việc thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định của pháp luật quy định về hợp đồng, thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Hiện tại HĐLĐ thường không được lập thành văn bản, nếu có cũng rất sơ sài, không đảm bảo đầy đủ nội dung mà pháp luật yêu cầu. Việc này làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động.
10
Vì vậy, việc ký kết hợp đồng giữa hai bên cần có sự chứng thực của cơ quan có trách nhiệm quản lý (xã, phường, thị trấn) nhằm đảm bảo về hình thức, nội dung của HĐLĐ; đồng thời, việc này cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan có thẩm quyền về LĐGVGĐ. HĐLĐ không được lập bằng văn bản ngoài việc xuất pháp từ tâm lý ngại sự ràng buộc của pháp luật, còn xuất phát từ việc chế tài quy định về việc này chưa đủ sức răn đe. Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, người sử dụng LĐGVGĐ sẽ bị phạt cảnh cáo nếu không ký kết HĐLĐ bằng văn bản với người LĐGVDGĐ. Vì vậy, cần quy định chế tài nặng hơn, chẳng hạn như phạt tiền. Và quy định một mức tiền phạt cao hơn nếu hành vi vi phạm đã bị phát hiện mà người sử dụng LĐGVGĐ vẫn chưa có ký kết lại HĐLĐ bằng văn bản với người LĐGVGĐ. Cần bổ sung thêm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Cụ thể là: Bổ sung quy định về giới hạn thời giờ làm việc buổi tối, giới hạn trong một khoảng thời gian nào đó (ví dụ từ 6h - 11h tối); quy định về các trường hợp khẩn cấp người sử dụng lao động được quyền huy động người lao động làm việc trong khoảng thời gian người lao động nghỉ ngơi mà họ không được từ chối; quy định linh hoạt về thời gian nghỉ lễ, tết theo hướng hai bên có thể thỏa thuận để dịch chuyển số ngày nghỉ lễ, tết sang những ngày khác với điều kiện người lao động phải tự nguyện đồng ý.
Thứ ba, về phía người lao động. Người lao động giúp việc gia đình chủ yếu
xuất thân từ nông thôn, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, công việc của họ trước khi làm công việc giúp việc gia đình thường là làm nông hoặc làm các công việc tự do khác ở địa phương, nên gây ra nhiều khó khăn trong việc đào tạo, hướng dẫn LĐGVGĐ để làm việc nhà khi những người này không quen làm việc với sự hỗ trợ của máy móc thiết bị. Hơn nữa trình độ học vấn của người LĐGVGĐ tương đối thấp và đa phần là lao động phổ thông, không được trang bị các kiến thức pháp luật. Vì vậy, cần tổ chức các hoạt động để giúp đỡ người LĐGVGĐ hiểu biết về pháp luật và hiểu biết các kỹ năng trong công việc ví dụ như: dự án “Bảo vệ quyền cho LĐGVGĐ” do Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng tổ chức.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn bản quy phạm pháp luật
- Bộ luật Lao Động năm 1994. - Bộ Luật Lao Động năm 2012.
- Nghị Định 27/2014/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động- về lao động là người giúp việc gia đình. - Nghị Định 95/2013/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội ban
hành hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình.
2. Các tài liệu khác
- Đào Mộng Điệp, “Pháp luật về lao động giúp việc gia đìnhvà kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí luật học số 12/2014.
- Nguyễn Thị Việt Anh, “Pháp luật lao động giúp việc gia đình và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2015.
- Trần Linh Trang, “Pháp luật về lao động giúp việc gia đình – Thực trạng và hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2015
- Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (2013), “Báo cáo tóm tắt: Tổng quan tình hình lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay”, Hà Nội.
- Luattrungnguyen.vn, “Quyền lợi của lao động giúp việc gia đình”, 2014 (http://www.luattrungnguyen.vn/2014/05/quyen-loi-cua-lao-ong-la-nguoi- giup.html).
- Tcdcpl.moj.gov.vn , “Lao động giúp việc gia đình - Nhìn từ giác độ pháp lý”
(http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap luat.aspx?
- Vietnamplus.vn, “Thị trường người lao động giúp việc gia đình”, 2009 (https://www.vietnamplus.vn/thi-truong-nguoi-giup-viec-gia-dinh-nhieu-bat- cap/11769.vnp).