Giải thuật TCP thông thƣờng sẽ giảm cửa sổ gửi đi một nửa khi Sender nhận đƣợc thông báo tắc nghẽn (mất gói) nên hình dạng đồ thị của nó có dạng răng cƣa, thay đổi đột ngột. Trong khi đó DCTCP giảm cửa sổ gói tin tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn nên sự thay đổi của cửa sổ gửi đều đặn hơn, theo kiểu dần dần.
57
Tuy nhiên, chính vì kiểu thay đổi đều đều, dần dần này lại khiến cho thời gian để đạt đƣợc trạng thái Fair Sharing (trạng thái mà các luồng cùng chia sẻ đƣờng truyền nhận đƣợc phần băng thông bằng nhau) lâu hơn. Để minh họa cho điều này ta thực hiện thử nghiệm sau:
Mô hình mạng thử nghiệm gồm có 3 host (cài đặt DCTCP) cùng nối với 1 switch, 2 host làm sender, 1 host làm receiver. Trên host 1 tạo 1 luồng lớn gửi đến receiver bằng công cụ Iperf. Sau khi host 1 gửi đƣợc 5s thì trên host 2 cũng tạo 1 luồng lớn gửi đến receiver.
Trong 5s đầu cửa sổ tắc nghẽn của host 1 tăng dần rồi đạt trạng thái max và dao động quanh đó.
Sau 5s, khi có host 2 tham gia thì cửa sổ tắc nghẽn của host 1 giảm dần dần, cửa sổ tắc nghẽn của host 2 tăng dần dần nhƣng rốt cuộc vẫn không đạt đƣợc trạng thái Fair-sharing.
Khi số luồng lớn tăng lên thì mạng sẽ tắc nghẽn hơn nên các luồng lớn đang chiếm băng thông của đƣờng truyền phải giảm cửa sổ tắc nghẽn nhiều hơn để chia sẻ với các luồng khác. Tuy nhiên, trong môi trƣờng Data Center thì số lƣợng luồng lớn rất nhỏ, nên vấn đề chia sẻ băng thông cần đƣợc chú trọng hơn.
Nhƣ vậy đối với DCTCP, khi một luồng lớn chiếm băng thông của đƣờng truyền thì khả năng nó chia sẻ băng thông cho các luồng mới chậm hơn nhiều so với TCP. Đặc
58
biệt đối với các luồng nhỏ thì điều này có thể dẫn đến việc thời gian truyền tăng lên và chất lƣợng của ứng dụng bị giảm xuống.