Khả năng thực tế

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết học phần Triết học MácLênin (Trang 28 - 29)

Tất cả khả năng đều là khả năng thực tế vì mọi khả năng là thực sự tồn tại và do hiện thực sinh ra.

Tuy vậy, sự hình thành các khả năng không giống nhau, có cái hình thành một cách tất nhiên, có cái hình thành một cách ngẫu nhiên. Vì vậy, khả năng thực tế lại được phân thành khả năng tất nhiên và khả năng ngẫu nhiên.

Khả năng tất nhiên dựa trên điều kiện và mức độ trở thành hiện thực phân thành khả năng gần và khả năng xa.

- Ngoài khả năng thực tế, có thể phân thành khả năng chủ yếu và khả năng thứ yếu, khả năng tốt và khả năng xấu, khả năng thuận nghịch và khả năng bất thuận nghịch, khả năng cùng tồn tại và khả năng loại trừ nhau…

- Khả năng ảo, khả năng hình thức hay khả năng trừu tượng được một số tác giả dùng để chỉ những cái do con người tưởng tượng một cách chủ quan, không bắt nguồn từ hiện thực và không thể biến thành hiện thực thì không phải là khả năng theo đúng nghĩa. Vì vậy, không đề cập đến trong cặp phạm trù này.

6.3. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

- Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.

Điều này do chính quá trình phát triển của sự vật quy định. Quá trình phát triển là quá trình trong đó khả năng biến thành hiện thực và hiện thực - hiện thực chứa đựng cái khả năng đang vận động - lại sản sinh ra các khả năng mới, các khả năng mới này trong những điều kiện thích hợp lại biến thành hiện thực mới… cứ như vậy hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng, còn khả năng hướng tới biến thành hiện thực, tạo thành một quá trình vô tận.

- Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, có thể tồn tại một số khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng.

Ngoài một số khả năng vốn sẵn có ở sự vật, khi xuất hiện điều kiện mới thì sẽ xuất hiện những khả năng mới và tính chất, vai trò của các khả năng có sẵn của sự vật cũng biến đổi theo sự thay đổi của điều kiện.

- Để khả năng biến thành hiện thực thường cần có không chỉ có một điều kiện, mà là một tập hợp những điều kiện - tập hợp này được gọi là cần và đủ - khi tập hợp này xuất hiện thì khả năng nhất định sẽ trở thành hiện thực, sự biến nhất định phải xảy ra.

6.4. Vai trò của điều kiện khách quan và chủ quan trong sự chuyển biến khả năng thành hiện thực

- Trong giới tự nhiên, quá trình khả năng biến thành hiện thực chủ yếu là một quá trình khách quan.

- Trong xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả năng muốn biến thành hiện thực còn cần có các điều kiện chủ quan là hoạt động thực tiễn của con người.

Hoạt động có ý thức của con người có vai trò hết sức to lớn trong việc biến khả năng thành hiện thực. Nó có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình biến khả năng thành hiện thực, có thể điều khiển khả năng phát triển theo chiều hướng nhất định bằng cách tạo ra những điều kiện tương ứng. Không thấy vai trò của nhân tố chủ quan sẽ rơi vào sai lầm hữu khuynh chịu bó tay, khuất phục hoàn cảnh. Tuy

nhiên không được tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan mà xem thường những điều kiện của nhân tố chủ quan mà xem thường những điều kiện khách quan vì sẽ dẫn đến sai lầm chủ quan, mạo hiểm, duy ý chí.

6.5. Những ý nghiã về mặt phương pháp luận

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết học phần Triết học MácLênin (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)