* Giáo dục, đào tạo nâng cao năng lực cho chuyên gia/cán bộ làm công
tác phát triển cộng đồng:
Đôi với chương trình giáo dục và đào tạo bậc đại học và sau đại học trong lĩnh
vực PTCĐ: cần chú trọng tới vấn đề chất lượng đào tạo hơn là sô lượng, tích cực đổi mới
phương pháp đào tạo và học theo các mô hình và tiêu chuẩn quôc tế. Tăng cường
đào tạo đa dạng các chuyên ngành trong lĩnh vực PTCĐ, phát triển bền vững hướng tới nghiên cứu, ứng dụng trong thực tế các chuyên ngành công tác xã hội trong lĩnh vực phát triển cộng đồng với cách tiếp cận tham gia từ cộng đồng.
Cần nghiên cứu thí điểm mô hình đào tạo đầu vào gắn với đầu ra, đặc biệt là đào tạo các chuyên gia/cán bộ dự án để khi ra trường sẵn sàng và đáp ứng được yêu cầu công việc tại các tổ chức khoa học và công nghệ phi chính phủ liên quan tới lĩnh vực
PTCĐ. Xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất, giảng viên theo hướng hiện đại hóa, gắn với thực hành, ứng dụng, phát huy tính chủ động sáng tạo của các nhà khoa học, các chuyên gia về PTCĐ ngay khi còn là sinh viên trên ghếnhà trường.
Người làm công tác cộng đồng là cầu nôi giữa người dân, tổ chức tại địa phương
và các tổ chức cá nhân bên ngoài và cũng chính là người thúc đẩy người dân địa
phương tham gia trong các hoạt động PTCĐ. Vì vậy người làm công tác phát triển cộng đồng có vai trò rất quan trọng (vai trò xúc tác để người dân chia sẻ thông tin bàn bạc để đi đến quyết định và cũng nhau hành động giải quyết các vấn đề của địa phương, vai trò
biện hộ đại diện cho tiếng nói của người dân và cộng đồng gửi đến các cơ quan chức
năng, vài trò nghiên cứu, vai trò lập kế hoạch, và vai trò huấn luyện, bồi dưỡng các nhóm
kiến thức năng lực về mặt chuyên môn thì họ phải là những người có thái độ đúng đắn, có những kỹ năng cần thiết khi làm việc với người dân, hiểu và vận dụng linh hoạt các công cụ thường được sử dụng trong PTCĐ Tất cả những kiến thức đó cần được lồng ghép vào quá trình đào tạo, học tập của sinh viên chuyên ngành PTCĐ. Ngoài ra cơ sở đào tạo cần lồng ghép các kiến thức lý thuyết với các hoạt động thực tiễn thông quá các chương trình thực tế tại cộng đồng.
Các chuyên gia/cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các VNGO cần liên tục
được đào tạo, tập huấn các kiến thức mới, các kỹ năng, phương pháp mới và công
nghệ mới để nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn trong việc triển khai dự án phát triển cộng đồng. Với mỗi dự án PTCĐ khác nhau sẽ có những tính chất khác
nhau, đôi tượng, kinh phí, thời gian, địa bàn… và các nhóm cộng đồng khác nhau.
Cho nên việc đào tạo, tập huấn cho các cán bộ/chuyên gia phát triển cộng đồng sẽ góp phần tạo thuận lợi hơn trong quá trình triển khai dự án tại cộng đồng. Đặc biệt các tổ chức luôn tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm các chuyên gia/tổ chức trong nước và quôc tế trong lĩnh vực phát triển cộng đồng gắn với bôi cảnh điều kiện cụ thể từng địa
phương Việt Nam cũng sẽ góp phần tạo nên thành công của các dự án PTCĐ.
*Giáo dục, đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng
Trong các dự án PTCĐ thì cộng đồng đóng vai trò là chủ thể của mọi hoạt động tại địa phương mình. Vai trò chủ thể được thể hiện ở việc các thành viên trong cộng đồng
là người chủ động, tích cực và quyết định các hoạt động của cộng đồng. Vì họ hiểu rõ nhất
về cộng đồng của họ, biết các khó khăn, thách thức và mong muôn của mình. Hiểu về tiềm năng lợi thế của họ, và họ biết cách huy động và gắn kết các thành viên trong cộng
đồng lại với nhau. Do đó mà việc tăng cường sự tham gia của người dân địa phương trong tất cả các hoạt động là cách làm tôt nhất để phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách
nhiệm của người dân và điều đó làm nên thành công của dự án.
Huy động sự tham gia của cộng đồng là chưa đủ mà cần phải nâng cao năng lực
của cộng đồng. Để khi dự án kết thúc với những gì dự án đa làm cho địa phương, những gì cộng đồng được học, được đào tạo thì người dân có thể tự mình tiếp tục duy trì và phát triển bền vững. Cho nên với bất kỳ dự án phát triển cộng đồng nào không thể thiếu
các bước quan trọng đó là tham vấn cộng đồng, huy động sự tham gia của cộng đồng, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và trao quyền cho cộng đồng.
Do đó, các chuyên gia, các cán bộ phát triển cộng đồng cần nghiêm túc và dành nhiều thời gian, công sức cho việc đào tạo, giáo dục phổ biến kiến thức, kỹ năng cho người dân để người dân nắm được các kiến thức, cũng như kỹ năng trong việc xử lý các vấn đề khó khăn của chính họ. Giông như việc dự án/nhà tài trợ trao cho cộng đồng chiếc cần câu cá thì phải dạy họ cách sử dụng cần câu và các kỹ năng để họ có thể câu được nhiều cá nhất hơn là việc trao tặng cho họ 1 giỏ cá.
Khi người dân được đào tạo, tập huấn những kiến thức và kỹ năng cơ bản về chương trình/dự án thì họ sẽ dễ dàng tham gia, phôi hợp với các chuyên gia/cán bộ vào quá trình thực hiện dự án tại cộng đồng nhanh hơn, hiệu quả hơn. Quá trình tập huấn này sẽ diễn ra liên tục và xuyên suôt dự án, để cộng đồng có thể nắm rõ và làm chủ được kiến thức, công nghệ và đặc biệt có thể thích nghi và ứng phó với mọi tình huông xảy ra.