Giá thành sản phẩm xây lắp có thể tính theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác định của doanh nghiệp xây lắp.
* Phương pháp tính giá thành giản đơn
Theo phương pháp này, giá thành các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành được xác định dễ dàng trên cơ sở tổng cộng các chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành công trình đó.
Trường hợp có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần thì:
Giá thành thực tế Chi phí thực tế Chi phí thực Chi phí thực tế
khối lượng xây lắp khối lượng xây khối lượng xây
= + tế phát sinh -
hoàn thành bàn lắp dở dang đầu lắp dở dang cuối
giao kỳ trong kỳ kỳ
Trường hợp không thể theo dõi chi phí riêng cho từng HMCT theo từng khoản mục thì phải phân bổ:
Giá thành thực tế Giá thành dự toán của của
= x H
từng HMCT HMCT
Tổng chi phí thực tế của cả công trình
Trong đó: H = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
Tổng dự toán của tất cả các HMCT
Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong kỳ báo cáo, phù hợp với các công trình thời gian thi công ngắn phù hợp với kỳ tính giá thành của đơn vị, hoặc các công trình thi công dài hạn, nghiệm thu thanh toán từng phần.
*Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng, khi đó đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, khi bắt đầu xây lắp theo đơn đặt hàng, kế toán phải mở bảng tính giá thành cho mỗi đơn đặt hàng và chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng còn chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Khi công trình hoàn thành thì chi phí sản xuất tập hợp được chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. Kế toán tiến hành tính giá thành bằng cách cộng luỹ kế chi phí từ khi bắt đầu thi công đến khi hoàn thành ngay trên Bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó.
Trường hợp một đơn đặt hàng gồm một số hạng mục công trình thì sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính
giá thành cho từng hạng mục công trình bằng cách phân bổ giá thành thực tế của cả đơn đặt hàng cho từng hạng mục công trình theo giá thành dự toán của các hạng mục công trình đó theo công thức:
Zđđh
Zi = x Zidt
Zdt
Trong đó: Zi: Giá thành sản xuất thực tế của hạng mục công trình i Zđđh: Giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành Zdt: Giá thành dự toán của các hạng mục công trình thuộc đơn đặt
hàng hoàn thành
Zidt: Giá thành dự toán của hạng mục công trình 1.
* Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này áp dụng đối với các công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, phải trải qua nhiều giai đoạn thi công, công việc có thể chia cho nhiều tổ, đội thi công.
Theo phương pháp này, giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình được tính như sau:
Z = Dđk + C1 + C2 + ... + Cn - Dck
Trong đó: C1, C2, ... Cn là chi phí sản xuất ở từng giai đoạn xây lắp công trình.
* Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp có khả năng tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức chi phí và đơn giá tại thời điểm tính giá thành. Phương pháp này có tác dụng kịp thời
vạch ra những chi phí sản xuất thoát ly định mức, nhằm tăng cường việc kiểm tra và phân tích các số liệu kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Trên cơ sở giá thành định mức, chênh lệch do thay đổi định mức, chênh lệch do thoát ly định mức, kế toán có thể tính được giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp theo công thức sau:
Giá thành thực Giá thành định Chênh lệch Chênh lệch tế của sản = mức của sản + do thay đổi + do thoát ly
phẩm xây lắp phẩm xây lắp định mức định mức
Ngoài bốn phương pháp tính giá thành chủ yếu trên, trong doanh nghiệp xây lắp có thể sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp tính giá thành theo hệ số, phương pháp tỉ lệ…
2.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo quan điểm kế toán quản trị