Bảng 8- Xuất khẩu gạo tấm Việt Nam sang EU

Một phần của tài liệu DE_TAI_NGHIEN_CUU_DE_XUAT_GIAI_PHAP_XTXK_SANG_EU_TRONG_BOI_CANH_EVFTA (Trang 59 - 62)

USD

STT Năm 2018 Năm 2019 Tăng /giảm năm 2019

so với năm 2018

Gạo tấm 789 495 - 61,4%

Nguồn: ITC Trademap

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gạo là mặt hàng được hưởng lợi nhiều từ Hiệp định EVFTA. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU được dự báo tăng thêm 65% vào năm 2025.

Lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thuế quan

Theo cam kết trong EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn các loại; đồng thời tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, giúp Việt Nam có thể xuất khẩu tới 100.000 tấn tấm vào EU hàng năm. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau một lộ trình nhất định.

Gạo Việt xuất khẩu sang châu Âu cũng có những tín hiệu khả quan khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80-200 USD/tấn, tùy loại so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Các doanh

nghiệp xuất khẩu gạo cũng cũng dồn dập có đơn hàng xuất đi EU. 8 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu gạo đi EU đạt gần 16.000 tấn gạo, với giá trị xấp xỉ 8,5 triệu USD. Hiện nay thuế suất tuyệt đối thông thường mỗi tấn đối với gạo tấm (HS100640) là khoảng 65 EUR tương đương với 17,84%.

Các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng gạo vào EU

- Các sản phẩm gạo xuất sang thị trường EU cần tuân thủ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 và các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP). HACCP thường là bước đầu tiên hướng tới các chương trình an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn như FSSC22000 hoặc BRC.

- Ngoài ra các sản phẩm cẩn đảm bảo mức độ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo Quy định EC số 396/2005,

ngày 23/02/2005. Tất cả các sản phẩm thực phẩm sẽ bị trục xuất khỏi thị trường EU nếu có chứa thuốc bảo vệ thực vật bất hợp pháp hoặc lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư cao hơn so với giới hạn mà Quy định đặt ra.

- Thị trường EU kiểm soát chất gây ô nhiễm trong sản phẩm thông qua quy định EC số 1881/2006, ngày 19/12/2006 quy định về thiết lập nồng độ tối đa cho các chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm để được phép nhập khẩu vào thị trường châu Âu.

- EU có rất nhiều các quy định về kiểm dịch thực vật và sản phẩm từ thực vật từ bên ngoài EU nhằm mục đích bảo vệ cây trồng khỏi các sinh vật gây hại như sâu bệnh như: Chỉ thị số 2000/29/EC về các biện pháp bảo vệ ngăn sự xâm nhập vào quần thể sinh vật gây hại cho thực vật và sản phẩm thực vật và chống lại sự lây lan của chúng trong quần thể sinh vật, Quy định số 2005/15/EC, ngày 28/02/2005 có quy định về bao bì và vật liệu lót bằng gỗ dựa trên ISPM15, yêu cầu vật liệu đóng gói thực vật hoặc sản phẩm thực vật được làm từ gỗ cũng không được chứa sâu bệnh.

Đạo luật mới về Sức khỏe thực vật 2016 của EU, được ban hành để thay thế Chỉ thị 2000/29/EC và có hiệu lực từ ngày 14/12/2019 thiết lập nhiều biện pháp kiểm soát hơn với việc nhập khẩu thực vật và sản phẩm từ thực vật. Theo đó, tất cả các sản phẩm thực vật sống cần phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và tuân theo các quy định về dịch hại nghiêm ngặt hơn.

- Truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm

Các nhà kinh doanh thực phẩm cần phải xác định được nhà cung cấp và người nhận hàng gần nhất theo Quy định EC số 178/2002, ngày 28/01/2002 và tuân thủ các nghĩa vụ trong tất cả các giai đoạn của sản xuất và phân phối.

Các vấn đề gạo tấm Việt Nam đang gặp phải khi xuất khẩu sang EU

✓ Gạo tấm Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường EU do thị trường này đang quen thuộc với các sản phẩm gạo của Thái Lan, Campuchia, Myanmar.

✓ Sản phẩm gạo tấm của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,…

✓ Uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa cao tại thị trường EU.

2.1.2.7. Mật ong

Tại thị trường Châu Âu, nhu cầu mật ong tại các nước là tương đối lớn, hằng năm nhu cầu nhập khẩu mật ong luôn tăng từ 5,5% đến 7%/năm, vì vậy đây là thị trường tiềm năng lớn cho mật ong Việt Nam phát triển. EU hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của mật ong Việt Nam. Sản lượng xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào EU đang tăng dần qua từng năm.

Bảng 9 - Xuất khẩu mật ong Việt Nam sang EU

Một phần của tài liệu DE_TAI_NGHIEN_CUU_DE_XUAT_GIAI_PHAP_XTXK_SANG_EU_TRONG_BOI_CANH_EVFTA (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w