- Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương ghi trong
3.2.1. Đối với Chính phủ, và các Bộ, Ngành
Hiện nay theo quy định của Luật BHXH, BHYT, BHTN, doanh nghiệp chỉ phải trích lương cơ bản ghi trong hợp đồng để đóng BHXH, BHYT, BHTN
cho người lao động, mức lương cơ bản này phải lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu vùng quy định từng thời kỳ. Nhưng trên thực tế, mức thu theo quy định làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN còn khoảng cách quá xa so với thu nhập thực tế. Kiến nghị Chính phủ, Bộ ngành cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật kịp thời; Xây dựng hệ thống BHXH, BHYT, BHTN ngày càng đa dạng, linh hoạt, trong đó quy định tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trên hợp đồng lao động góp phần bảo đảm tốt hơn đời sống của người lao động khi nghỉ hưu.
Hiện nay mức xử phạt còn quá thấp so với số tiền mà doanh nghiệp chiếm dụng quỹ BHXH, BHYT, BHTN, hơn nữa các thủ tục để xử phạt còn rườm rà, kiến nghị với Chính phủ điều chỉnh mức phạt và hình thức xử phạt các đơn vị vi phạm trong Luật BHXH, BHYT, BHTN, mức phạt ít nhất cũng phải lớn hơn lãi suất ngân hàng.
Chế tài về xử phạt còn chưa rõ ràng, chưa đủ mạnh và mang tính răn đe. Để khắc phục điều này kiến nghị Chính phủ cần giao cho ngành Thuế thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN cùng với khoản thu thuế đối với các đơn vị, cơ quan BHXH thực hiện giải quyết các chế độ chính sách. Có như vậy, sẽ tránh được việc các đơn vị khai về lương trong hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN khác với hồ sơ khai về lương để nộp thuế, và những vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN được xem như vi phạm thuế và sẽ bị xử lý hình sự.
Đề nghị triển khai thực hiện liên thông giữa thủ tục đăng ký kinh doanh của DN với thủ tục đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.