Phân loại rủi ro

Một phần của tài liệu 200625 Luận án (Trang 64 - 65)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phân loại rủi ro

Các nhà quản lý thường phân loại RR tùy theo mục đích nghiên cứu và cách sử dụng của riêng họ. Có một số cách phân loại phổ biến sau:

(1) Theo tính chất khách quan của RR

+ RR thuần tuý là loại rủi ro tồn tại khi có nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời, đó là loại rủi ro xảy ra liên quan tới việc tài sản bị phá huỷ.

+ RR suy tính (RR suy đoán) là rủi ro tồn lại khi có một nguy cơ tổn thất song song với một cơ hội kiếm lời.

(2) Theo hậu quả để lại cho các hoạt động của con người

+ Rủi ro số đông là các RR gây tổn thất khách quan theo nguồn gốc RR và theo kết quả gây ra. Những tổn thất này không phải do cá nhân gây ra và hậu quả của nó ảnh hưởng đến số đông con người trong xã hội (chiến tranh, lạm phát, thất nghiệp, động đất, lũ lụt)....

+ Rủi ro bộ phận là các rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan của từng cá nhân xét theo cả về nguyên nhân và hậu quả. Tác động của loại rủi ro này ảnh hưởng tới một số ít người nhất định (tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hoả hoạn, mất trộm…).

(3) Theo nguồn gốc phát sinh các rủi ro

+ Rủi ro do các hiện tượng tự nhiên: Đây là nguồn rủi ro cơ bản dẫn đến các rủi ro thuần tuý và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng đối với con người. Nước lũ, nắng nóng, hoạt động của núi lửa,...

+ Rủi ro do môi trường vật chất: các rủi ro xuất phát từ nguồn này là tương đồi nhiều, chẳng hạn như hoả hoạn do bất cẩn, cháy nổ....

+ Rủi ro do các môi trường phi vật chất khác: Nguồn rủi ro rất quan trọng và làm phát sinh rất nhiều rủi ro trong cuộc sống chính là môi trường phi vật chất hay nói cụ thể đó là các môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật hoặc môi trường hoạt động của các tổ chức,...

(4) Theo khả năng khống chế của con người + Rủi ro có thể khống chế.

+ Rủi ro không thể khống chế: Thiên tai, dịch hoạ,…. (5) Theo phạm vi xuất hiện rủi ro

+ Rủi ro chung là các rủi ro gắn chặt với môi trường chính trị, kinh tế và pháp luật. + Rủi ro cụ thể là các rủi ro gắn liền với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể hoặc lĩnh vực hoạt động khác. Rủi ro theo các giai đoạn của dự án là các rủi ro cụ thể.

(7) Theo các bên liên quan tới dự án + Rủi ro trên góc độ chủ đầu tư. + Rủi ro trên góc độ tư vấn. + Rủi ro trên góc độ nhà thầu.

+ Rủi ro trên góc độ nhà khai thác sử dụng. + Rủi ro trên góc độ cộng đồng, xã hội. (8) Theo đối tượng tác động

+ Rủi ro liên quan đến chi phí dự án. + Rủi ro liên quan đến thời gian dự án + Rủi ro liên quan đến chất lượng dự án.

Trong nghiên cứu này, NCS kết hợp phân loại RR theo đối tượng tác động và phạm vi xuất hiện.

Một phần của tài liệu 200625 Luận án (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w