Sự khác nhau giữa phá sản và giải thể:

Một phần của tài liệu Pháp luật về phá sản doanh nghiệp pot (Trang 28 - 35)

- Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ nợ, cung cấp cho các chủ nợ công cụ

5.Sự khác nhau giữa phá sản và giải thể:

Xét về mặt hiện tượng thì phá sản và giải thể một cơ sở sản xuất kinh doanh tưởng như là giống nhau, vì phá sản hay giải thể đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của cơ sở sản xuất kinh doanh và việc phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ, giải quyết quyền lợi cho người làm công.

Nhưng về bản chất đây là hai chế định khác nhau.

Thứ nhất là sự khác nhau ở lý do giải thể và phá sản.

Nếu như giải thể có nhiều lý do như người kinh doanh không muốn kinh doanh hoặc hết thời hạn kinh doanh, hoặc hoàn thành mục tiêu đã định, hoặc không thể tiếp tục kinh doanh vì làm ăn thua lỗ,…

Thì phá sản chỉ có một lý do duy nhất, đó là mất khả năng thanh toán các khoản nợ một cách trầm trọng.

Thứ hai là sự khác nhau ở tính chất của cơ quan thực hiện hành vi giải thể và phá sản.

Nếu giải thể do chính chủ cơ sở sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp, hợp tác xã) hoặc cơ quan

quản lý Nhà nước thực hiện (quyết định).

Thì phá sản do cơ quan duy nhất có quyền quyết định tuyên bố phá sản là Tòa án - cơ quan tài phán Nhà nước.

Thứ ba là sự khác nhau ở tính chất của thủ tục tiến hành giải thể và phá sản.

- Thủ tục giải thể là một thủ tục hành chính.

- Thủ tục phá sản là thủ tục tư pháp có tính tố tụng cao.

Thứ tư là sự khác nhau ở cách thức thanh toán tài sản.

- Khi giải thể chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp thanh toán tài sản, giải quyết mối quan hệ nợ nần với chủ nợ.

- Còn khi phá sản, việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian là tổ thanh toán tài sản sau khi có quyết định tuyên bố phá sản.

Thứ năm là sự khác nhau ở hậu quả của thủ tục.

- Nếu như giải thể bao giờ củng dẫn đến việc chấm dứt hoạt động, xoá sổ doanh nghiệp, hợp tác xã về mặt thực tế.

- Nhưng việc phá sản không phải bao giờ cũng dẫn đến kết cục như vậy.

Ví dụ: một người nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này chỉ có sự thay đổi sở hữu chủ đối với doanh nghiệp đó mà thôi.

Thứ sáu là khác nhau ở thái độ của Nhà nước đối với người quản lý doanh nghiệp bị giải thể và phá sản.

Nếu DN, HTX phá sản thì Giám đốc, chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị bị hạn chế quyền tự do kinh doanh thể hiện ở chỗ bị cấm giữ chức vụ đó từ một đến ba năm ở bất kỳ doanh nghiệp nào.

- Còn trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể thì chủ doanh nghiệp và những người quản lý điều hành không bị hạn chế quyền đó.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phá sản doanh nghiệp pot (Trang 28 - 35)