- Kiểm tra kết quả giới thiệu dịch vụ chuyển gử
2. HUy ĐỘNG NGUỒN LỰC HỖ TRỢ THAy ĐổI CÔNG VIỆC CHO NGƯỜI MẠI DÂM
MẠI DÂM
2.1 Hỗ trợ thay đổi công việc cho người mại dâm
Hỗ trợ thay đổi công việc vừa nhằm mục tiêu hỗ trợ hòa nhập cộng đồng, vừa nhằm mục tiêu hỗ trợ giảm hại trong trường hợp người mại dâm vì lý do nào đó chưa bỏ hoàn toàn được việc bán dâm nhưng cũng có thể giảm tần suất bán dâm do đã có việc làm tạm thời, hoặc có thêm nguồn thu nhập khác từ việc làm hợp pháp.
Các hỗ trợ thay đổi công việc bao gồm: hỗ trợ học nghề, hỗ trợ vay vốn ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội, hỗ trợ vay từ các nguồn dự án viện trợ, hỗ trợ tìm việc làm.
2.1.1 Hỗ trợ học nghề cho người mại dâm
Khái niệm: học nghề là việc tạo các điều kiện thuận lợi cho người mại dâm trong quá trình học các kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học.
Mục đích hỗ trợ học nghề cho người mại dâm: nhằm giúp người mại dâm có tay nghề phù hợp với khả năng của bản thân và thị trường việc làm để có thể tìm việc làm thay thế việc bán dâm hoặc việc làm có thêm thu nhập từng bước hòa nhập cộng đồng.
2.1.2 Hỗ trợ vay vốn ưu đãi Ngân hàng chính sách xã hội
Khái niệm: hỗ trợ vay vốn ưu đãi Ngân hàng chính sách xã hội là việc sử dụng nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho vay ưu đãi, không vì mục đích lợi nhuận phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cải thiện đời sống góp phần thực hiện mục tiêu quốc
VỚI NGƯỜI MẠI DÂM
Mục đích: nhằm giúp người mại dâm có nguồn lực về tài chính kết hợp với các hỗ trợ kỹ thuật quản lý kinh doanh, động viên tinh thần để có việc làm tăng thu nhập, thay đổi công việc hoặc giảm dần việc bán dâm và từng bước hòa nhập công động.
2.1.3 Hỗ trợ việc làm cho người mại dâm
Khái niệm: hỗ trợ tìm việc làm cho người mại dâm là cung cấp các thông tin, hướng dẫn các kỹ năng, thủ tục để xin việc làm.
Mục đích: nhằm tăng thêm điều kiện thuận lợi và động viên, nhắc nhở, góp phần giúp người mại dâm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm việc làm, nhanh chóng có việc làm phù hợp và duy trì tốt công việc.
2.2 quy trình hỗ trợ thay đổi việc làm cho người mại dâm:
Trong hoạt động hỗ trợ người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng tại Xã/ Phường luôn gặp nhiều khó khăn. Trong đó khó khăn lớn nhất của người mại dâm khi tái hoà nhập cộng đồng là hỗ trợ thay đổi công việc. Đối với người mại dâm việc làm là yếu tố quan trọng để họ có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Đồng thời, khi có việc làm ổn định, người mại dâm sẽ tránh xa được môi trường có nhiều cám dỗ của tệ nạn xã hội trong đó có ma tuý; Việc làm là điều kiện thiết yếu để xoá bỏ sự kỳ thị của cộng đồng Để hỗ trợ người mại dâm có được việc làm ổn định, phù hợp là một điều khó khăn trong điều kiện kinh tế suy thoái hiện nay. Vai trò của cán bộ CTXH tuyến xã/ Phường có ý nghĩa quan trọng đến kết quả của hoạt động này. Với tất cả kiến thức, kỹ năng, tâm huyết người cán bộ CTXH cần nắm chắc tình hình mại dâm trong địa phương của mình và tiến hành triển khai các hoạt động hỗ trợ như sau:
Hỗ trợ thay đổi việc làm cho người mại dâm tái hoà nhập cộng đồng được tốt, nhân viên CTXH cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Tiếp cận, thu hút người mại dâm tham gia vào hoạt động hỗ trợ thay đổi công việc
Việc tiếp cận người mại dâm nhằm thay đổi thông tin về hỗ trợ học nghề, tìm hiểu nhu cầu, vì vậy có thể thực hiện thông qua các kênh sau: tiếp cận nòng cốt nhóm đồng đẳng; cán bộ Lao động thương binh xã hội; các tình nguyện viên của đội công tác xã hội tình nguyện.
Địa điểm tiếp cận là nơi thuận tiện, thân thiện, tránh gây cảm giác căng thẳng, tự ti với người mại dâm
Khi tiếp cận cần cung cấp cho người mại dâm các tài liệu, thông tin về khóa học nghề (nghề học, nơi học, thời gian học, yêu cầu trình độ học vấn, chi phí học nghề, khả năng tìm việc làm và thu nhập sau khi học...)
Phân tích, khuyến khích người mại dâm tin vào năng lực bản thân để vươn lên, khắc phục khó khăn để học nghề và tìm việc làm
Bước 2: Đánh giá nhu cầu thay đổi việc làm của người mại dâm
của bản thân đến việc học nghề lựa chọn (trình độ học vấn, điều kiện giúp đỡ của gia đình, người thân, thói quen, tính cách cá nhân...), dự kiến việc làm sau khi học nghề; các yếu tố bên ngoài tác động đến nhu cầu thị trường, cơ hội tìm việc làm sau khi học, cơ hội phát triển tay nghề, chuyên môn phù hợp với người mại dâm, các yếu tố rủi ro, khó khăn của bản thân.
Bước 3: Hỗ trợ người mại dâm thực hiện kế hoạch thay đổi việc làm
Hỗ trợ người mại dâm thực hiện kế hoạch thay đổi việc làm gồm một loạt các hoạt động như: hỗ trợ chi phí học nghề; xử lý khó khăn trong quá trình học nghề; hỗ trợ nơi thực tập nghề; hỗ trợ tìm kiếm việc làm; hỗ tợ vay vốn...
Bước 4: Giám sát hỗ trợ thay đổi việc làm
Muốn hỗ trợ người mại dâm thay đổi công việc cần có hoạt động giám sát hỗ trợ ở tất cả các hoạt động học nghề, vay vốn ưu đãi, tìm việc làm. Trong tất cả các hoạt động này việc giám sát để hỗ trợ người mại dâm tuân thủ nghiên túc và hỗ trợ những phát sinh trong quá trình thay đổi công việc.
Hỗ trợ học nghề, tìm kiếm việc làm, tiếp cận vay vốn cho người mại dâm trên địa bàn được phân công quản lý. Việc sử dụng các kỹ năng CTXH để tiếp cận, tuyên truyền vận động người mại dâm tin tưởng vào các chính sách trợ giúp của nhà nước, nâng cao nhận thức để tránh quay lại con đường mại dâm. Bên cạnh đó cần cung cấp các thông tin liên quan đến các thông tin tìm kiếm việc làm và các cơ hội việc làm ở địa phương.
Hỗ trợ người mại dâm tiếp cận chính sách hỗ trợ về dạy nghề, vay vốn tạo việc làm theo các quy định hiện hành. Ngoài cung cấp thông tin về chính sách cho người mại dâm cán bộ CTXH cơ sở nếu cần sẽ đóng vai trò như người kết nối các dịch vụ: cung cấp thông tin, hướng dẫn cách tiếp cận chính sách, vận động các tổ chức xã hội khác cùng hỗ trợ trong vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm và các chính sách ưu đãi khác cho người mại dâm có việc…mục đích cuối cùng là công ăn việc làm ổn định giúp người mại dâm hoà nhập cộng đồng bền vững.