I. NHữNG VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐỐI VỚI NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ TỘC THIỂU SỐ
1.1. Vấn đề chất lượng và môi trường giáo dục
Chất lượng giáo dục thấp hơn rất nhiều so với các vùng trong cả nước, tỷ lệ học sinh bỏ học, học lại vì học kém rất cao. Việc giáo dục môi trường an toàn, giới, quyền trẻ em và kỹ năng sống chưa được quan tâm. Chất lượng của các lớp phổ cập còn thấp; trang thiết bị, sách giáo khoa để giảng dạy và học tập còn thiếu. Môi trường học tập chưa thực sự thu hút trẻ em tới trường. Quan hệ giáo viên học sinh chưa thật sự bền vững, giáo viên chưa an tâm với nghề nghiệp khi công tác ở vùng sâu vùng xa.
1.2. Vấn đề quy mô trường lớp và đội ngũ giáo viên
Hệ thống trường lớp chưa thực sự ổn định và chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo ở địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số sinh sống. Nhiều xã chưa có trường trung học cơ sở (chỉ có lớp trung học cơ sở), điều kiện học tập, sinh hoạt của giáo viên, học sinh thấp kém, không phát huy được khả năng học tập và giảng dạy của thày và trò.
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CỦA NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ
BÀI
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa yếu do ảnh hưởng bởi hệ thống chính sách đào tạo cũng như sự luân chuyển giáo viên giữa vùng núi và miền xuôi. Giáo viên chưa an tâm giảng dạy, chất lượng giảng dạy chưa cao và chưa phát huy được hết khả năng của đội ngũ giáo viên phục vụ sự nghiệp giáo dục miền núi.
1.3. Vấn đề cơ sở vật chất
Tuy được sự đầu tư của nhà nước nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều các trường lớp, nhà tạm bằng tranh tre nứa lá, sân trường không đủ chỗ cho học sinh hoạt động học tập và vui chơi. Khu nội trú của các hệ bán trú tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và cả hệ thống các trường dân tộc nội trú thiếu thốn và luôn ở tình trạng khó khăn: không có chỗ ngủ, không có bếp ăn, không có người phục vụ, trẻ phải tự nấu ăn không đảm bảo vệ sinh cũng như dinh dưỡng. Đặc biệt là vấn đề nước uống, nước sinh hoạt, nhà vệ sinh cho cả học sinh và giáo viên.
1.4. Vấn đề thực hiện chế độ chính sách
Tuy những năm gần đây chính sách tiền lương và các chế độ khác đảm bảo cuộc sống cho giảng viên đã được cải thiện, nhưng những chính sách về sự luân chuyển, các chế độ đãi ngộ sau khi công tác vùng cao cho giáo viên chưa được giải quyết thỏa đáng, dẫn đến tình trạng giáo viên bỏ trường, bỏ lớp, bỏ nghề vẫn còn xảy ra, làm ảnh hưởng đến tiến trình đào tạo chung của ngành giáo dục. Chính sách của nhà nước đối với học sinh các trường dân tộc nội trú cũng chưa thực sự được thực hiện triệt để, còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của địa phương và gia đình.
1.5. Vấn đề nhận thức lạc hậu về giáo dục của người dân tộc thiểu số
Trong quan niệm của nhóm người dân tộc thiểu số còn rất lạc hậu về vai trò của giáo dục, họ chưa nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của việc học. Nhiều người dân tộc cho rằng học cũng chẳng để làm gì cả; hay học chữ có thay được cơm, ngô, sắn không; học không no được cái bụng; một số nơi có cho con em đi học nhưng chỉ con trai mới được đi học còn con gái phải ở nhà chăm em hoặc phụ giúp những công việc trong gia đình.