- Các căn cứ để lựa chọn phương án đàm phán.
Các chuyên gia về luật pháp xem xét các điều khoản có liên quan đến luật pháp và tập quán
khoản có liên quan đến luật pháp và tập quán kinh doanh quốc tế.
Tiêu thức để lựa chọn các thành viên của đoàn đàm phán là:
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. + Có phong cách đàm phán
+ Có khả năng bao quát, nhận dạng và phát hiện vấn đề, nhanh chóng hiểu được mục đích, quan điểm thông qua các hành vi của đối tác.
+ Có khả năng chứng tỏ các thuận lợi của đề nghị đưa ra để thuyết phục đối tác trong đàm phán, vui lòng thay đổi quan điểm của họ.
+ Có khả năng chịu đựng sự căng thẳng và đối mặt với những hoàn cảnh rắc rối, các hoàn cảnh không dự đoán được.
+ Có khả năng diễn đạt ý kiến để người cùng đàm phán hiểu được chính xác ý mình.
+ Nhạy cảm với nền văn hoá của người khác và điều chỉnh đề nghị của mình cho phù hợp với giới hạn và sức ép hiện tại.
+ Biết cách tập trung vào các quyền lợi chứ không phải tập trung vào các quan điểm.
+ Luân kiểm soát được vấn đề, có khả năng làm việc độc lập, có tính sáng tạo và phản ứng linh hoạt trước mọi vấn đề
Các tiêu thức để lựa chọn trưởng đoàn đàm phán:
+ Có uy tín với các thành viên trong đoàn đàm phán và có uy tín với đoàn đàm phán của đối tác.
+ Có khả năng ra quyết định đúng đắn trong mọi tình huống.
+ Có khả năng thâu tóm các quan điểm dàn trải thành một tập hợp.
+ Có khí chất nền nã.
+ Có tính năng động để đối phó kịp thời với mọi tình hình + Có tài làm cho người khác tin tưởng vào mình.
+ Có tài phân biệt thật giả. + Biết dừng đúng lúc.