Đây chính là sự vận dụng kỹ năng mang tính chuyên nghiệp để can thiệp, hỗ trợ những nhóm xã hội yếu thế, nhóm học sinh có vấn đề tương tự nhau nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, tăng cường năng lực giải quyết vấn đề của các thành viên trong nhóm.
Cách thức tiến hành:
Áp dụng phương pháp nhóm khi có nhiều học sinh có vấn đề tương tự nhau.
Qua sinh hoạt nhóm, nhân viên xã hội giúp các học sinh có vấn đề học kinh nghiệm lẫn nhau trong cách giải quyết vấn đề.
Sử dụng áp lực của nhóm để thay đổi hành vi.
Thiết lập mục tiêu hợp tác, tạo môi trường thành đạt cho học sinh qua các sinh hoạt ngọai khóa để học sinh có thêm động lực mới.
Giúp học sinh giải quyết các vấn đề : thiếu tự tin, kiểm soát cơn nóng giận,
Xây dựng mối quan hệ, vượt khó, tăng cường kỹ năng sống để phòng ngừa tệ nạn xã hội….
Vai trò của nhân viên CTXH với nhóm
Căn cứ vào hoàn cảnh và trình độ của nhóm mà nhân viên CTXH học đường sẽ xác định vị trí của mình trong nhóm, hoặc ở trung tâm trị liệu, hoặc người tư vấn hoặc như một tác nhân bên ngoài. Dù ở vị trí nào, NVXH cũng phải tích cực can thiệp, hỗ trợ, định hướng các hoạt động nhóm….
Biết kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo các phương pháp CTXH cá nhân , CTXH nhóm tăng cường mối liên hệ với gia đình và nhà trường trong việc điều chính hành vi cho các em
Vào thời điểm mà những nguồn lực cộng đồng giảm xuống mức thấp nhất, những NVXH đã luân chuyển nguồn lực chưa được khai thác của những trường
học, nhóm người giúp đỡ sẽ song hành. Những nhân viên này như những người trợ giúp, những nhân tố thuận lợi, người bạn đặc biệt để giúp đỡ những đối tượng khác mà có liên quan đến việc thẩm định những vấn đề. Trong những nhóm họ được dạy những kỹ năng quan trọng liên quan đến bản chất tự nhiên của giúp đỡ, sự tự tin, chấp nhận , thấu cảm, đáng tin cậy và sự quan tâm.
Nhóm đồng đẳng (song hành) tìm thấy một cách đặc biệt trong việc ngăn chặn hành vi sử dụng thuốc kích thích chiếm tỷ lệ rủi ro cao trong giới học sinh