hội nào đó.
- Vai trò thông thường: là vai trò cá nhân học hỏi, bắt chước một cách giản đơn, tự nhiên.
- Vai trò kỳ vọng: là vai trò mà mỗi cá nhân đảm nhiệm đáp ứng mong đợi của nhiều người.
- Vai trò gán: là vai trò do xã hội hay một nhóm xã hội gán cho cá nhân. - Vai trò tự chọn: là vai trò cá nhân thực hiện theo ý muốn.
3. Mối quan hệ giữa vị thế xã hội và vai trò xã hội là mối quan hệ đồng thuận
Vị thế là cơ sở xác định vai trò của cá nhân. Nhiều vị thế sẽ dẫn đến nhiều vai trò, vị thế càng cao vai trò càng quan trọng. Vị thếnhư thế nào thì vai trò như thếấy. Vị thế quyết định vai trò, hay vị thế là chỗđứng của vai trò. Khi vị thế thay đổi thì vai trò cũng thay đổi theo.
Việc thực hiện tốt hay không tốt vai trò đều có ảnh hưởng đến vị thế xã hội của các cá nhân. Nếu thực hiện tốt vai trò thì sẽ củng cố và thăng tiến vị thế, nếu không thực hiện tốt vai trò sẽ làm suy giảm vị thế.
Nói cách khác, vị thế xã hội là cái cho biết mỗi người là ai, còn vai trò xã hội là cái cho biết điều mà ta phải làm ở vị thế ấy. Mỗi người đều có thể đảm nhiệm nhiều vai trò xã hội khác nhau.
Vị thế xã hội mang tính ổn định khá cao trong một thời gian dài, còn vai trò xã hội chỉmang tính tương đối, luôn thay đổi trong từng hoàn cảnh.
4. Các yếu tốảnh hƣởng đến vị thế và vai trò xã hội của cá nhân
Vai trò và vị thế xã hội của cá nhân trong xã hội bắt nguồn từ nhiều phương diện, như: vị trí kinh tế, thành phần chủng tộc, tầng lớp – giai cấp, trình độ học vấn, tay nghềchuyên môn… và sựphân công lao động của thể chế xã hội.
Các yếu tốảnh hưởng đến vai trò và vị thế xã hội của cá nhân là: - Khảnăng, nghị lực vươn lên trong xã hội của cá nhân.
- Đặc trưng nhân cách, tâm sinh lý của cá nhân. - Đặc điểm xã hội của cá nhân.
II. XÃ HỘI HÓA VÀ QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA 1. Xã hội hóa